Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ gửi đến Ba Lan có gì đặc biệt?

Lê Phương (CNN) Thứ sáu, ngày 11/03/2022 14:58 PM (GMT+7)
Hai hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ chuyển giao cho Ba Lan được quân đội nước này sử dụng rất nhiều trong gần 40 năm qua.
Bình luận 0
Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ gửi đến Ba Lan có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa Patriot vào năm 2019. Ảnh: CNN

Hôm 10/3, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết nước này đã chuyển giao cho Ba Lan hai hệ thống tên lửa phòng không Patriot nhằm ngăn chặn Nga và tăng cường an ninh của Ba Lan trong bối cảnh phương Tây lo ngại rằng cuộc xung đột Ukraine có thể lan sang các quốc gia liên kết với NATO.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot - Patriot là viết tắt của "Phased Array Tracking Radar to Intercept of Target" - được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn, máy bay tiên tiến và tên lửa hành trình. 

Theo Liên minh Vận động Phòng thủ Tên lửa, tổ hợp bao gồm tên lửa và các trạm phóng, một bộ radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, và một trạm điều khiển tương tác.

Mỹ nhiều lần nhấn mạnh việc triển khai chỉ nhằm mục đích phòng thủ. "Việc triển khai hệ thống phòng thủ đang được tiến hành nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào đối với các lực lượng của Mỹ và Đồng minh NATO. Chúng tôi sẽ không hỗ trợ bất kỳ hoạt động tấn công nào", Đại úy Adam Miller, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ, cho biết trong một tuyên bố hôm 8/3. 

Tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Wesley Clark, cựu chỉ huy NATO cho biết, hệ thống Patriot sẽ có thể đánh chặn nhiều tên lửa mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triển khai ở Nga và Belarus, hai quốc gia có biên giới với Ba Lan. "Nếu ông Putin có bất kỳ hoạt động quân sự nào tại khu vực này, thì hệ thống có xác suất rất cao sẽ đánh chặn được tên lửa của Nga", ông Clark chia sẻ với CNN.

Chỗ dựa vững chắc suốt nhiều năm trong các hoạt động quân sự của Mỹ

Hệ thống tên lửa Patriot đã trải qua một số cải tiến và nâng cấp kể từ lần đầu tiên được triển khai vào năm 1982. Lần đầu tiên hệ thống này được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh, đây cũng là lần đầu tiên một hệ thống phòng không tiêu diệt một tên lửa đạn đạo chiến thuật khác. Hệ thống Patriot cũng  được triển khai vào năm 2003 trong Chiến dịch Tự do Iraq và đã thành công trong việc bắn trúng 9 tên lửa đang bay tới.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã gửi tên lửa Patriot tới Arab Saudi và Iraq.

Đầu năm 2022, quân đội Mỹ cùng với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã sử dụng tên lửa Patriot để đánh chặn các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào một căn cứ quân sự nơi người Mỹ đóng quân và trong khi Tổng thống Israel đang thăm UAE.

Một cuộc đánh giá khả năng phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc năm 2019 đã báo cáo rằng 8 tiểu đoàn với 33 khẩu đội được đặt ở Mỹ trong khi 7 tiểu đoàn với 27 khẩu đội được đặt ở nước ngoài. Hơn một chục đồng minh của Mỹ, bao gồm Đức, Nhật Bản và Israel, cũng đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem