Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc trên thế giới với 54 dân tộc anh em. Hơn nữa, mảnh đất hình chữ S lại nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên có sự giao thoa văn hóa đáng kể. Chính nguyên nhân này dẫn sự đa dạng về họ ở Việt Nam.
Trải qua nhiều cuộc khảo sát, dựa theo thống kê mới nhất trong cuốn “Họ và tên người Việt Nam” thì nước ta có khoảng 1023 họ, trong đó tỷ lệ họ của người Kinh chiếm khoảng nhiều nhất khoảng 300 họ, phần còn lại là họ của các dân tộc ít người và một số họ hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Sở dĩ số họ của nước ta phong phú như vậy vì Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng lại nằm trong vùng Văn hóa Đông Á, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa Trung Hoa. Do vậy, không ít họ của người Việt cũng chịu ảnh hưởng một phần từ họ của người Trung.
Tuy nhiên, những dòng họ lớn thì sẽ là dòng họ của người Kinh và đều gắn với một triều đại, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà.
Những dòng họ chiếm ưu thế nhất ở Việt Nam
Mặc dù nước ta có tới 1.023 họ khác nhau là vậy, tuy nhiên chỉ có 14 họ phổ biến nhất bao gồm: Họ Nguyễn: 38,4%, Họ Trần: 12,1%, Họ Lê: 9,5%, Họ Phạm: 7%, Họ Hoàng/Huỳnh: 5,1%, Họ Phan: 4,5%, Họ Vũ/Võ: 3,9%, Họ Đặng: 2,1%, Họ Bùi: 2%, Họ Đỗ: 1,4%, Họ Hồ: 1,3%, Họ Ngô: 1,3%, Họ Dương: 1%, Họ Lý: 0.5%.
Trong đó họ Nguyễn là họ phổ biến nhất Việt Nam đồng thời đứng thứ 04 trong số những họ phổ biến nhất trên thế giới. Hầu hết dân số nước ta mang họ Nguyễn bởi triều đại nhà Nguyễn chính là triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam.
Như đã nói ở phần trước, đây là điều dễ hiểu bởi những họ phổ biến ở Việt Nam đều liên quan đến các triều đại phong kiến Việt Nam. Tương tự, các họ Trần, Lê, Lý cũng phổ biến bởi đó là họ của các vị hoàng tộc từng cai trị Việt Nam và đó là triều đại nhà Trần, Tiền Lê – Hậu Lê và nhà Lý.
Đâu là những họ hiếm có nhất Việt Nam?
Theo như thống kê, số lượng 14 họ phổ biến đã chiếm 90%, vậy 10% còn lại chắc chắn thuộc về phần nhỏ những họ hiếm có ở Việt Nam. “Xuất xứ” của những họ này đều xuất phát từ Trung Quốc, tiêu biểu phải kể đến các họ Thạch, họ Vi, họ Nông, họ Xa, họ Uông, họ Khâu…
Mới đây, trên 1 diễn đàn có gần cả triệu thành viên, một thanh niên mang họ Khâu tiết lộ từ khi sinh ra hơn 20 năm vẫn chưa từng gặp người Việt nào cùng họ (trừ những người cùng huyết thống!)
Nếu là người hay theo dõi những bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc, hay sống ở vùng núi hoặc vùng từng có người Hoa sinh sống thì chắc chắn đã từng thoảng nghe qua những họ này.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, chính điều này tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Hơn nữa, khi đặt tên cho một đứa trẻ thì tên họ chính là sự nhận dạng huyết thống và nguồn gốc tổ tiên của đứa trẻ. Từ nền tảng khởi đầu đó, sẽ thúc đẩy sự tò mò của con trẻ tìm hiểu thêm về lịch sử các dòng họ, để từ đó thêm hiểu, thêm yêu và thêm trân quý nền văn hóa 4000 năm văn hiến của dân tộc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.