Học đàn tranh trực tuyến được không?

Chủ nhật, ngày 06/04/2014 07:43 AM (GMT+7)
Câu chuyện về học đàn trực tuyến từ phóng viên Justin Rowlatt, người kể về nhạc sư Vĩnh Bảo đang truyền dạy đàn tranh qua môi trường mạng Internet toàn cầu.
Bình luận 0
Phóng viên Justin Rowlatt (JR) một lần đến Việt Nam cuối năm 2013 đã viết về câu chuyện một nhạc sư nổi tiếng đang truyền bá nhạc tài tử Việt Nam rất thành thạo bằng máy tính và các thiết bị mới của công nghệ thông tin. Bạn cũng có thể ghi tên học đàn tranh với ông, qua mạng. JR kể lại:

Nhạc sư Vĩnh Bảo đang dạy đàn tranh qua mạng. Ảnh: TL
Nhạc sư Vĩnh Bảo đang dạy đàn tranh qua mạng. Ảnh: TL

“Tôi có nhiều học sinh hơn bao giờ hết”, nhạc sư Vĩnh Bảo nói với tôi, với vẻ hãnh diện rõ rệt. “Tôi có học sinh trên toàn thế giới”. Bằng cách nào? Theo ông, ông đã thu âm rất nhiều giai điệu nhạc tài tử Nam bộ truyền thống, và cùng với việc dạy trực tiếp, nay ông còn dạy đàn qua Skype. Chốc lát, ngay trước mắt tôi, ông đã kết nối với một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Texas, và buổi học đàn tranh bắt đầu…”

Ông dạy đàn qua internet, webcam, voice chat, Skype… Chỉ cần một giờ, qua internet, ông có thể dạy cho một người chưa biết đàn chơi một bản ngắn trên đàn tranh. Học trò ông giờ ở khắp thế giới. Có khi nửa đêm, học trò ở nước ngoài gọi điện thoại về hỏi bài, ông cũng kiên nhẫn chỉ bảo. Ông viết giáo trình “Thử tự học đàn tranh” và giáo trình được học trò in ra nhiều thứ tiếng, phát hành ở nhiều nước để sinh viên có thêm tư liệu học về nhạc dân tộc Việt.

Ông quan niệm rất hiện đại: muốn giữ gìn, phát huy vốn âm nhạc truyền thống dân tộc thì phải truyền dạy cho các thế hệ sau bằng phương pháp khoa học, với công cụ giảng dạy hiện đại để ngày càng có nhiều người biết, học và tiếp tục truyền bá để giữ gìn âm nhạc truyền thống của dân tộc mình. Cả đời cho đến tuổi 95 hiện nay ông truyền dạy nhạc dân tộc không mệt mỏi.

Tại lễ đón nhận bằng UNESCO tôn vinh đờn ca tài tử diễn ra vào ngày 11.2.2014 tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM), lại thấy ông xuất hiện (rất âm thầm) bên cạnh GS.TS Trần Văn Khê và soạn giả Viễn Châu. Nhìn một ông già mái tóc dài bạc trắng, “tiên phong đạo cốt”, dáng điệu nhanh nhẹn, tôi không tin nổi ông đã… 97 tuổi! Ông vẫn truyền dạy nhạc cổ truyền Việt Nam qua mạng internet cho học trò khắp thế giới.
Thế giới Tiếp thị (Thế giới Tiếp thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem