Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các HTX, tổ hợp tác trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Giai đoạn 2019-2024, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập được 52 HTX, 121 tổ hợp tác. Đến nay, toàn tỉnh đang duy trì hoạt động hơn 494 tổ hợp tác và 194 HTX/12.532 thành viên, tạo việc làm ổn định cho hơn 4.800 lao động, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, 110 HTX nông nghiệp có tổng vốn điều lệ hơn 254 tỷ đồng, thu hút 2.282 lao động.
Các tổ hợp tác, HTX được thành lập từ phong trào của nông dân ngày càng có bước phát triển. Điển hình như: tổ hợp tác trồng nấm linh chi (xã Đá Bạc), trồng hoa (xã Láng Lớn), nuôi cá mú (xã An Ngãi), sản xuất bánh tráng mỏng (TT.Long Điền), trồng lúa hữu cơ (xã An Nhứt), tổ hợp tác ứng dụng thiết bị bay trong sản xuất nông nghiệp (xã Tân Lâm). Nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã tổ chức sản xuất quy mô lớn, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đầu tư cho hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm như: HTX Bưởi da xanh Hắc Dịch; HTX sản xuất Nông nghiệp-Dịch vụ Châu Pha; HTX Ca cao Châu Đức; HTX Nông nghiệp công nghệ cao Bà Rịa-Vũng Tàu; HTX Sầu riêng 9 Bê, HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Nhân Tâm; HTX Nông nghiệp Sông Xoài...
Chia sẻ về những lợi ích khi người nông dân tham gia vào mô hình kinh tế tập thể, ông Lê Trung Tâm, Giám đốc HTX Hoa cây cảnh Láng Lớn (huyện Châu Đức) cho biết, khi tham gia vào mô hình HTX thì có nhiều cái lợi cho tất cả hội viên. Cái lợi đầu tiên là tăng được năng suất; cái lợi ích thứ hai là tăng được chất lượng sản phẩm; lợi ích thứ ba là có thể không điều khiển hết được thị trường nhưng cũng có thể tùy theo nhu cầu của thị trường; lợi ích thứ tư là tất cả các thành viên trong HTX được thu nhập cao hơn so với hộ không tham gia. Và cái lợi ích cuối cùng khi tham gia HTX, bà con được các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể phù hợp với từng địa phương, lĩnh vực hoạt động là mục tiêu được Hội Nông dân tỉnh đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028. Hội xác định, cán bộ hội các cấp là thành viên nòng cốt để củng cố và xây dựng các câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX.
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã chú trọng nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, HTX có cách thức tổ chức và quản lý hay, hiệu quả để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Hội nông dân các cấp cũng đã có nhiều hình thức, biện pháp giúp các tổ hợp tác, HTX tiếp cận khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Trần Văn Mảng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 182/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030”, phù hợp với mong muốn của nông dân và công tác Hội. Vì vậy, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tập trung phối hợp với các sở ngành, Liên minh HTX tỉnh và địa phương tiếp tục xây dựng, thành lập nhiều hơn nữa các tổ hợp tác, HTX. Quan trọng nhất là Hội tiếp tục hỗ trợ các HTX từ khâu tập hợp, liên kết sản xuất đến chế biến, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.
Ví dụ như HTX Sầu riêng Đá Bạc vừa được thành lập ngày 20/8 sẽ xúc tiến để sản phẩm có tên, có tuổi, có thương hiệu, tiêu thụ được tốt hơn. Đối với sản phẩm sầu riêng trong tỉnh hiện nay có nhiều HTX nhỏ lẻ, nên Hội sẽ phát huy vai trò “cầu nối” liên kết các HTX lại với nhau để cùng phát triển phù hợp theo trình độ sản xuất của từng vùng, nhóm nông dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.