Hội Nông dân Long An hỗ trợ nông dân giỏi tham gia các HTX, ứng dụng công nghệ cao
Hội Nông dân Long An hỗ trợ nông dân giỏi tham gia các HTX, ứng dụng công nghệ cao
Ngọc Mai
Thứ hai, ngày 01/07/2024 05:28 AM (GMT+7)
Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Long An đã có nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực nhằm khuyến khích các hội viên, nông dân, nhất là các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chủ động tham gia phát triển kinh tế tập thể, hướng nông dân phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao.
Những mô hình HTX tiêu biểu ở Long An: Trồng rau công công nghệ cao, trồng lúa sạch chất lượng cao
Là HTX chuyên sản xuất rau ăn lá, rau mùi, HTX Rau an toàn Phước Hòa (xã Phước Vân, huyện Cần Đước) hiện có 58 thành viên với diện tích sản xuất trên 16.000m2. Đây cũng là HTX được công nhận chuỗi an toàn thực phẩm, đã và đang khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Rau an toàn Phước Hòa - Kiều Anh Dũng chia sẻ: "HTX chú trọng việc áp dụng khoa học - công nghệ, quy trình tiên tiến như xây dựng hệ thống trồng rau thủy canh, hệ thống nhà lưới, sử dụng phân vi sinh trong sản xuất, hệ thống tưới tiết kiệm;... đồng thời, hợp đồng liên kết với các công ty, siêu thị trong và ngoài tỉnh với sản lượng hơn 600 tấn/năm. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên. Doanh thu cũng như lợi nhuận của HTX tăng qua từng năm, mang lại lợi ích cho các thành viên".
Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Bùi Văn Tuấn hiện là Giám đốc HTX Cây Trôm ở Xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng với 103 hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trên 500ha lúa sạch, chất lượng cao. Đây cũng là mô hình điển hình do các cấp Hội Nông dân hướng dẫn vận động và hỗ trợ thành lập. Năm 2023, HTX Dịch vụ thương mại, nông nghiệp Cây Trôm (HTX Cây Trôm) được biểu dương là 1 trong số 63 HTX tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và thành lập.
Ông Bùi Văn Tuấn - Giám đốc HTX Cây Trôm cho biết: Trước đây, nông dân trong xã quen với tập quán sản xuất lúa sử dụng phân bón và thuốc hóa học nên việc bán lúa rất khó khăn. Nhưng từ khi tham gia thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của HTX, không chỉ vấn đề đầu ra được bảo đảm mà chất lượng lúa, giá bán cũng cao hơn trước. Đặc biệt, được HTX cam kết bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 100-500 đồng/kg, các thành viên được đầu tư một phần giống, vật tư nông nghiệp, được hướng dẫn sản xuất theo quy trình tiên tiến, an toàn...
Nhờ hoạt động hiệu quả, từ 30ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ ban đầu vào năm 2017, đến nay, diện tích lúa sản xuất theo hướng hữu cơ của HTX được mở rộng lên 220ha.
Ngoài ra, HTX Cây Trôm đang tiến đến thực hiện 100% cơ giới hóa trong sản xuất. Thời gian qua, HTX đạt những kết quả đáng phấn khởi với quy trình sản xuất được áp dụng 90% cơ giới hóa, khu vực sản xuất được bơm tưới toàn bộ bằng điện. Công tác phun thuốc bảo vệ thực vật trên khu vực canh tác của HTX đều được máy bay thực hiện.
Bên cạnh đó, dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống), dịch vụ trước và sau thu hoạch hay tiêu thụ sản phẩm đều được HTX thực hiện khép kín 100%. Qua đó, giúp lợi nhuận của các thành viên tăng lên khoảng 15% so với trước khi tham gia HTX.
Hội Nông dân Long An hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể, hơn 7.200 thành viên HTX là hội viên nông dân
Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Long An đã có nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực nhằm khuyến khích các hộ nông dân, nhất là các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chủ động liên kết thành các THT, HTX.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.