Hội Nông dân một xã ở Bình Thuận mở lớp dạy kỹ thuật đan lát truyền thống cho người dân tộc K'ho
Hội Nông dân một xã ở Bình Thuận mở lớp dạy kỹ thuật đan lát truyền thống cho bà con dân tộc K’ho
Bùi Phụ
Thứ sáu, ngày 14/06/2024 11:05 AM (GMT+7)
Ngày 14/6, trao đổi với Dân Việt, ông Bờ Rôn Thiết - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Giang (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) cho biết, vừa phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của người K’ho bà con nông dân trên bà xã.
Theo ông Bờ Rông Thiết – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Giang, lớp truyền dạy diễn ra trong 10 ngày tại Nhà Văn hóa xã Đông Giang (đầu tháng 6/2024).
Tham gia truyền dạy, có 2 nghệ nhân là Hội viên nông dân có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao về kỹ thuật đan lát truyền thống của đồng bào tham gia hướng dẫn, truyền dạy cho 20 học viên người K’ho xã Đông Giang.
Qua 10 ngày tham gia lớp học nghề và thực hành, các nghệ nhân đã tận tâm, tận lực, nhiệt tình, hết mình trong việc truyền dạy cho học viên các kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm, bí quyết liên quan đến nghề đan lát truyền thống để tạo ra các sản phẩm như gùi, nia, rổ, rá…
Cũng theo ông Bờ Rông Thiết, qua lớp học này, các hội viên đã thực hiện một cách tỉ mỉ và nắm bắt những kỹ thuật tinh xảo về đan lát truyền thống, phục vụ trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng.
Các học viên đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thể hiện được lòng đam mê yêu nghề trong việc tiếp thu, học hỏi, nắm bắt các khâu cơ bản trong quy trình, kỹ thuật đan lát truyền thống có từ lâu đời của ông bà lưu truyền lại. Nhìn chung, lớp truyền dạy đã diễn ra thành công theo kế hoạch và mục tiêu đề ra. Sau 10 ngày học tập, các học viên được BTC cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Ông Bờ Rông Thiết cho biết, trong thời gian đến, Hội Nông dân xã Đông Giang sẽ tiếp tục truyên truyền, vận động hội viên nông dân sẽ tiếp tục chịu khó học hỏi và thực hành nghề đan lát thường xuyên tại gia đình vào những lúc nông nhàn để nâng cao tay nghề.
Mục tiêu là trở thành những nghệ nhân đan lát lành nghề của địa phương trong tương lai. Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục quan tâm đến việc thường xuyên, liên tục trao truyền nghề đan lát của cộng đồng cho thế hệ trẻ.
Theo nhận định của các cơ quan chức năng và UBND xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận), thời gian vừa qua, Nhà nước đang quan tâm mở các tour, tuyến du lịch kết nối giữa vùng đồng bằng với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện tại mạng lưới đường giao thông đến các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Việc này đã tạo điều kiện để du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, tìm hiểu văn hóa truyền thống tại các thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có người K’ho xã Đông Giang.
Năm bắt việc này, Hội Nông dân xã Đông Giang đã duy trì và phát triển nghề đan lát. Việc nay vừa gìn giữ nghề truyền thống của ông bà, vừa tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng, tạo ra những sản phẩm, mặt hàng lưu niệm độc đáo để bán cho khách du lịch. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho các gia đình, góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng người Cờho địa phương.
Trao giấy chứng nhận cho học viên
Trước đó, Hội Nông dân xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc) cũng phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Thuân tổ chức bế mạc lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc K’ho xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc).
Dự bế mạc có ông Trần Xuân Phong - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cùng lãnh đạo UBND xã La Dạ, các nghệ nhân và 20 học viên tham gia lớp truyền dạy.
Theo ông Lê Văn Hướng – Chủ tịch Hội Nông dân xã La Dạ, lớp truyền dạy truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc K’ho của xã La ( diễn ra vào cuối 4/2024). Trong suốt quá trình học nghề, các học viên được các nghệ nhân là người địa phương tận tâm chỉ dẫn, truyền dạy những kiến thức cơ bản về kỹ năng, quy trình từ khâu lên rừng khai thác nguyên liệu (mây, tre, lồ ô, nứa…) cho đến kỹ thuật vót nan, đan và hoàn thiện các loại sản phẩm.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các học viên đã tham gia tích cực, chấp hành tốt nội quy, giờ giấc học tập, có nhiều nỗ lực, cố gắng, tiếp thu, học hỏi, nắm bắt và bước đầu làm ra được những sản phẩm như rổ, nia, gùi… Đây là những công cụ gần gũi với đời sống, sản xuất, sinh hoạt thường ngày của đồng bào.
Tại lễ bế mạc, ông Trần Xuân Phong - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận mong muốn các nghệ nhân và những học viên tiếp tục làm công tác truyền nghề. Đồng thời tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân giữ nghề đan lát truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, chương trình trên nào trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.