Trải qua nhiều thăng trầm, nghệ nhân của làng nghề đúc đồng Phước Kiều vẫn giữ được "ngọn lửa" cho làng nghề. Để giữ nghề, địa phương vận động thành lập HTX chuyên doanh sản xuất nhôm đồng Phước Kiều. Từ đó đến nay, nghề đúc đồng đã khẳng định được vị thế, uy tín của mình.
Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống đã trở thành thương hiệu làng nghề như: cồng, chiêng, lư đồng, nồi niêu, xoong chảo… làng nghề còn sản xuất các mặt hàng nội, ngoại thất mỹ nghệ tinh xảo, lạ mắt như: đèn lồng, khay đồng chạm trổ hoa văn, gạt tàn thuốc hình búp sen, tượng phật, rồng, lân…
“Làng nghề đã hồi sinh nhưng hiện tại cũng chỉ có chưa tới 10 hộ còn đỏ lửa thường xuyên, một con số khá khiêm tốn so với lịch sử hơn 400 năm vàng son của làng nghề Phước Kiều. Đặc biệt, cả làng nghề bây giờ chỉ còn 8 nghệ nhân, trong đó có tới 5 nghệ nhân đã lớn tuổi, với hơn 100 thợ giỏi và lao động. Nhưng chúng tôi vẫn thắp lửa, giữ nghề” - Nghệ nhân Dương Ngọc Thắng (xã Điện Phương) chia sẻ.
Những ngôi nhà trong làng đúc đồng Phước Kiều giữ được nghề truyền thống.
Các nghệ nhân đang tạc tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những người thợ luôn cần mẫn, kỹ lưỡng trong từng công đoạn.
Ngọn lửa làng nghề được rực sáng trong hơn 400 năm qua.
Một số sản phẩm độc đáo tại làng nghề.
Nghệ nhân trong làng Phước Kiều quyết tâm giữ nghề.
Những sản phẩm truyền thống đã trở thành thương hiệu làng nghề như: cồng, chiêng, lư đồng, nồi niêu… được du khách khắp nơi ưa chuộng.
Từ bàn tay cần mẫn của nghệ nhân, nhiều sản phẩm tinh xảo đã được làm ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.