Hồi ức về cuộc chiến thảm họa khổng lồ chưa từng thấy từ nước Nga

Văn Giang Thứ bảy, ngày 03/08/2019 14:30 PM (GMT+7)
Ngày 1/8 tại Nga đã tiến hành kỷ niệm Ngày tưởng niệm các chiến binh Nga đã hy sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất 1914-1918. Cuộc chiến tranh là một thảm họa khổng lồ chưa từng thấy.
Bình luận 0

img

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - một trong những sự kiện quan trọng nhất mang tính bước ngoặt đã làm thay đổi bộ mặt châu Âu và toàn thế giới. Thảm họa khổng lồ chưa từng thấy này cho đến lúc đó đã biến thành sự mất mát của hàng triệu sinh mạng, sự sụp đổ của các đế chế hùng mạnh, sự xuất hiện các quốc gia mới và những thay đổi cơ bản trong hệ thống quan hệ quốc tế. Chiến tranh đã tác động đến số phận hàng triệu người, gây ra nhiều xu hướng chính trị thế giới, trên thực tế đã quyết định quá trình phát triển tiếp theo của nền văn minh nhân loại.

Đối với Nga, nước đóng vai trò tích cực nhất trong cuộc chiến đã trở thành kỳ tích vĩ đại và đồng thời – là thảm kịch to lớn đã đẩy đất nước vào sự hỗn loạn của cuộc cách mạng và đấu tranh đẫm máu giành quyền lực. Sự chuyển đổi tiến hóa của xã hội Nga được chuẩn bị bởi những cải cách nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 đã bị gián đoạn.

Nga trong tình huống độc nhất vô nhị, thua nước Đức bại trận. Đấy là kết quả hợp lưu của một số hoàn cảnh, nhưng vấn đề chính là đường lối của Đảng Bolshevik nhằm làm suy yếu khả năng chiến đấu và thất bại của đất nước. Đặc trưng về vấn đề này, tuyên bố của William Churchill: “Không một nước nào chịu số phận khắc nghiệt như Nga ... Nga đã trải qua tất cả những cơn bão tố, khi mọi thứ đã sụp đổ. Tất cả các vật hiến tế đã được dâng hiến, mọi công việc đã hoàn thành”.

img

Vào thời kỳ Xô Viết, ý nghĩa của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị hạ thấp, được coi là cuộc chiến tranh “đế quốc”, “lò sát sinh thế giới”, lợi ích duy nhất từ nó là tạo điều kiện tiên quyết cho cuộc Cách mạng Tháng Mười. Một điều đã bị lờ đi là, trong xã hội Nga chiến tranh đã dẫn đến cuộc nổi dậy yêu nước chưa từng có và được coi là Chiến tranh Ái quốc Thứ hai. Hầu như đã không nhớ về lòng dũng cảm của binh lính và sĩ quan chúng ta, về chủ nghĩa anh hùng quần chúng (hơn 1 triệu người đã hy sinh, khoảng 4 triệu quân nhân Nga đã bị thương). Vào tất cả những năm chính quyền Xô Viết đã không xây dựng một đài tưởng niệm toàn quốc xứng đáng nào cho những anh hùng và nạn nhân Thế chiến Thứ nhất.

Nga không muốn có cuộc chiến tranh này và cố gắng hết sức để ngăn chặn nó (cũng như các cuộc chiến tranh Balkan 1912-1913). Bộ trưởng Ngoại giao S. Sazonov và bản thân Nicholai II đến tận những ngày cuối tháng 7/1914 đã nỗ lực giải quyết cuộc xung đột bằng ngoại giao. Tuy nhiên, Đức đã tự đưa ra quyết định và ngày 1/8 tuyên chiến với Nga, còn ngày 3/8 với Pháp. Ngày 4/8 Vương quốc Anh đã tham chiến.

img

Các lực lượng vũ trang Nga đã không được tái cơ cấu ở mức cần thiết và chuẩn bị cho chiến tranh, song mặt tốt nhất là họ đã thể hiện mình trong chiến đấu. Họ đã thắng 22 trong số 55 trận, trong đó đã tham gia - trận Galicia, chiến dịch Warsaw-Ivangorod, các trận chiến Mazury và Prasnysh, đột phá Brusilov...

Nga đã trung thành với nghĩa vụ đồng minh và hơn một lần đến giải cứu các đối tác tại Entente. Tháng 8/1914, Pháp trên bờ vực thất bại, đã kêu gọi chính phủ Nga bắt đầu tấn công ở Đông Phổ càng sớm càng tốt để làm giảm áp lực của Đức trên mặt trận phía Tây. Bộ chỉ huy Nga không có thời gian chuẩn bị đầy đủ cho chiến dịch theo kế hoạch, nhưng đã không ngần ngại đến giúp đồng minh. Cho việc đó đã phải trả giá đắt – đội quân của tướng A.V. Samsonov bị đánh tan. Tuy nhiên, quân Đức đã buộc phải chuyển hai quân đoàn từ phía Tây sang mặt trận Nga, và Pháp đã được cứu. Sự công nhận hùng biện của Nguyên soáiF. Fosh: "Nếu Pháp không bị xóa sổ khỏi mặt đất và Paris không bị chiếm trong vài tháng đầu, thì đấy chỉ nhờ vào cuộc tấn công hy sinh của người Nga."

Và tiếp theo sự kiên cường của quân đội Nga đã đóng vai trò quan trọng là, sức mạnh của sự «Đồng thuận nhiệt tình" có thể chống lại cuộc tấn công ồ ạt của các lực lượng địch.

Theo yêu cầu của Pháp, năm 1916, 4 lữ đoàn Nga (khoảng 40.000 binh lính và sĩ quan) đã được gửi đến mặt trận phía Tây tham chiến ở những khu vực khó khăn nhất và họ đã thể hiện sự can trường và lòng dũng đảm vô song.

Chính sách đối ngoại và ngoại giao Nga đóng vai trò tích cực trong Chiến tranh thế giới Thứ nhất, góp phần nâng cao tầm quan trọng của Nga như một trong những trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quốc tế quan trọng nhất. Lần đầu tiên, các nhà ngoại giao của chúng ta phải đối mặt với những nhiệm vụ to lớn như vậy, mà việc giải quyết chúng là sự tồn tại của các quốc gia, đòi hỏi bước sang mức độ công việc chính trị mới, cao hơn và thiết lập các liên hệ liên quốc gia trong định dạng song phương và đa phương.

Các nhà ngoại giao Nga đã tích cực đẩy mạnh việc củng cố liên minh đồng minh, đảm bảo sự tương tác với các đối tác chính của họ, cô lập quốc tế Đức, phát triển chương trình hợp tác sau chiến tranh. Thành tựu trong chính sách đối ngoại của St. Petersburg là Thỏa thuận Bospho năm 1915, mặc dù không thể thực hiện chúng.

Trong các cuộc tiếp xúc với các đồng minh, các nhà ngoại giao của chúng ta không cho phép xâm phạm lợi ích quốc gia, đã chứng tỏ là những nhà đàm phán có kinh nghiệm và khôn khéo.

Thực tế thời chiến đòi hỏi Bộ Ngoại giao Nga thực hiện các chức năng thông tin - tuyên truyền và phản tuyên truyền, sử dụng đòn bẩy bên ngoài để cung cấp cho quân đội, chăm sóc tù nhân chiến tranh v.v. Ngoại giao công chúng và kinh tế ngày càng nói rõ về mình. Cấu trúc của cơ quan đối ngoại đã được tối ưu hóa, trong khuôn khổ của nó đã thành lập Phòng tù nhân chiến tranh, Phòng chính trị đặc biệt, các Vụ luật pháp và kinh tế.

Vào những năm chiến tranh, hoạt động nhân đạo đã được xác định là thành phần trong các hoạt động ngoại giao và chính sách đối ngoại của Nga: giúp đỡ những người bị thương, hỗ trợ những người dân Nga bị cuốn vào cuộc chiến ở nước ngoài.

Các nhà ngoại giao Nga đã thể hiện lòng can đảm cá nhân trong các tình huống khẩn cấp (ví dụ, tại Đại sứ quán ở Serbia trong cuộc tấn công của quân địch). Nhiều người được huy động vào quân đội và ngã xuống chiến trường.

"Hôm nay chúng ta nói về lịch sử Thế chiến Thứ nhất không để xác định thủ phạm của nó, phân chia những người tham gia chiến tranh thành những người chiến thắng và những kẻ thua cuộc. Bài học chính là tương lai của cộng đồng châu Âu và thế giới - là thống nhất và hợp tác, kết hợp hữu cơ giữa lợi ích quốc gia, khu vực và toàn cầu, và không toan tính sử dụng vũ lực, gây tổn hại cho phía bên kia, đảm bảo an ninh của mình. An ninh bền vững chỉ có thể bằng nhau và không thể phân chia. Nguyên tắc này được nêu trong Khái niệm chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, trong đó tập trung vào việc thiết lập trật tự thế giới công bằng và dân chủ dựa trên các nguyên tắc tập thể trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và tính thượng tôn pháp luật của luật pháp quốc tế", thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem