Hương quê

  • Làng quê Việt Nam thường có những cây tre, đúng như ông Thép Mới từng viết: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Cây tre là người mẹ, người bạn, sẻ chia vui, buồn với con người, ai đi xa cũng nhớ về những lũy tre làng bình dị ấy.
  • Với con ếch, ở mỗi miền quê sẽ chẳng lạ lẫm gì. Nhưng kể từ lần về quê anh bạn ở Thái Bình, trong thực đơn các món ngon từ con ếch ở quê tôi lại được bổ sung thêm món chả da ếch lạ vị mà thơm ngon độc đáo.
  • Cách trung tâm Thủ đô khoảng 30 km về phía Tây, làng Yên Lạc - tên nôm là Gượm, thuộc xã Cần Kiệm, Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội, là một làng quê thơ mộng thuộc Xứ Đoài xưa. Nơi đây vẫn còn hiện hữu cây đa cổ 9 gốc khá kỳ thú trên một khu đất phía trước sân đình làng, bên bến sông quê.
  • Ở quê bây giờ, nhà nào mà chẳng có đồng hồ. Nhiều trẻ con có điện thoại di động đời mới định giờ, nhắc lịch hẹn, hoặc chỉ đeo đồng hồ thời trang, nên chẳng mấy ai còn nhớ cái đồng hồ quả lắc, hay đồng hồ treo tường loại rẻ tiền trong nhà. Hiện đại hơn, nhiều người đã sử dụng đồng hồ tích hợp phần mềm internet, theo dõi nhịp tim, cập nhật sức khỏe, định vị toàn cầu.
  • Với màu vàng đặc trưng, hoa bí rợ (bí đỏ) mang một vẻ đẹp rất riêng. Không chỉ có hương thơm thoang thoảng, sắc vàng hoa bí rực rỡ, mà búp và ngọn bí còn là món ăn rất được ưa chuộng trong những ngày đông giá của người dân Quảng Nam.
  • Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, quê tôi chưa có điện sáng như bây giờ. Trong xóm, dù nghèo hay giàu thì mọi nhà đều dùng cây đèn mù u, hoặc đèn dầu hỏa,… để thắp sáng. Chỉ khi nhà có đám hay tiệc tùng, người ta mới dám dùng đến cây đèn cầy, đèn măng-xông, đèn sạc bình vì nó quá đắt đỏ.
  • Dù cuộc sống nông thôn cũng đã thay đổi khá nhiều, nhưng ở quê nhà nào cũng thường giữ lại một bếp lửa nhỏ. Để thi thoảng nấu một ấm nước nóng, vùi một củ khoai lang và trên hết là giữ lại cái hồn quê trong làn khói từ chái bếp quê.
  • Theo dòng chảy du lịch cứ một năm hai mùa, người ta lại tìm đến với vùng đất Mù Cang Chải, một vùng đất được mệnh danh là thiên đường ruộng bậc thang. Tháng 5-6 mùa đổ nước và cuối thu tháng 9-10 là mùa vàng trên rẻo cao...
  • Đã mấy chục năm xa quê mà sao mỗi mùa bông so đũa đến là tôi lại nhớ nhà, nhớ quê đến thế. Trong ký ức tôi, sau những cơn mưa cuối mùa, bọn trẻ thường hay rủ nhau đi câu cá và hái bông so đũa đem về cho mẹ nấu canh chua.
  • Đi ngang qua các cánh đồng trong chiều hoàng hôn sắp tắt, thấy các chú trâu bụng no tròn thả những bước chân chậm chạp trên những bờ ruộng vừa gặt về phía cuối làng, ký ức tuổi thơ mục đồng trong tôi lại thức giấc.