Hương quê

  • Xóm Mũi thuộc thôn Mũi Chùa (xã Tiên Lãng – Huyện Tiên Yên – Quảng Ninh), ở đoạn cuối của con sông Tiên Yên trước khi đổ ra biển lớn. Vì vậy, xóm Mũi còn là nơi ngã ba sông, là cửa biển, cũng là điểm cuối của những dãy núi lan ra sát biển.
  • Cứ mỗi năm con nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mực nước từ từ dâng lên, cư dân hai bên sông lại hồi hộp, náo nức đợi nước tràn kéo theo bao loài cá tôm.
  • Thủa nhỏ, hè năm nào tôi cũng được ba mẹ cho về quê chơi. Triền đê, tiếng sáo, con diều và hàng cau quê nội là kho kỷ niệm đầy ắp trong tuổi thơ tôi.
  • Từ lúc sinh ra, rồi lớn lên đi học dưới mái trường làng, con chưa rời xa ba má đến một ngày. Thế mà, theo tiếng gọi của non sông con lên đường nhập ngũ, để lại sau lưng ký ức tuổi thơ, ba má và quê hương đã nuôi nấng con khôn lớn, trưởng thành.
  • Không biết từ bao giờ, con đường qua đồng đất bãi nối đê hữu sông Đáy với Đập Tràn Phùng trên Quốc lộ 32 cũ được mang tên: “Đường Rặng Nhãn”? Chỉ biết rằng, rặng nhãn của xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội này đã gắn với ký ức tuổi thơ của nhiểu thế hệ người dân sống bên con sông Đáy hiền hòa thơ mộng, ngày đêm “chậm nguồn về Phủ Quốc”...
  • Những tháng ngày nắng nóng như lửa cháy, đồng ruộng khô nứt nẻ, công việc đồng áng cũng rảnh rỗi, đây là thời gian người nông dân miền Tây Nam bộ thường hay tát mương bắt cá. Sau đó, họ đào vét lại mương đìa để nhử cá, tôm kéo đến trú ngụ cho năm sau.
  • Miền quê Tây Nam bộ có nhiều nơi quanh năm nước ngọt, trong khi nơi gần biển nước mặn suốt cả bốn mùa, những nơi khác, xa biển hơn một chút lại có nước ngọt vào mùa mưa và mùa nắng thì nước chuyển sang mặn. Những noi nước mặn, nước lợ, người ta thường đào giếng để lấy nước sử dụng. Những cái giếng lớn dùng chung cho cả xóm, dân gian gọi là giếng làng.
  • Gặp năm nhuận, tiết trời đã oi bức nhưng nhẩm tính mới qua Rằm tháng Hai. Một ngày dạo quanh những con phố cổ, dù cảnh vật đã đổi thay nhưng hồn vía phổ cổ đất Thăng Long vẫn còn khá nguyên vẹn.
  • Ngày còn bé, chị em chúng tôi thường thích rủ nhau sang nhà ngoại chơi. Mỗi lần đến trước sân nhà, chúng tôi đều như chững lại vài bước bởi muốn hít hà mùi thơm dìu dịu của hoa hoàng lan. Ngoại tôi kể vì mùi hương dịu rất dễ chịu ấy nên hoàng lan thường được dùng để cài lên tóc và theo cách gọi dân dã là cây “dầu thơm”.
  • Làng tôi, cái làng bán sơn địa ngày trước là bìa rừng nên cảnh quan có rất nhiều nét lạ. Phía trên cao mây trắng bao quanh những đỉnh núi, rừng xanh um lảnh lót tiếng chim rừng, dưới này những chiếc lá sen xanh, hoa sen cánh hồng che bóng mát đàn cá nhỏ bơi tung tăng.