Niềm tin vào nhà đầu tư trong nước
Theo đó, Bộ GTVT huỷ “đấu thầu quốc tế” có thể coi là một “tin mừng” đối với các nhà thầu trong nước. Đồng thời, thể hiện niềm tin của Nhà nước, Bộ GTVT đặt vào các nhà thầu nội có đủ năng lực để làm được các dự án trọng điểm Quốc gia. Đây cũng là cơ hội hiếm có đối với các nhà thầu nội, sẽ thổi một “luồng gió” tới lĩnh đầu tư hạ tầng giao thông. Có thể nói đây chính là "cuộc cách mạng" thay đổi mang tính đột phá cho các dự án giao thông trọng điểm hiện nay.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Nhìn vào “bức tranh” tổng thể về hạng tầng giao thông thay đổi trong những năm gần đây, chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng vào những tín hiệu vui đến từ nhà thầu nội. Từ những dự án nổi bật như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; cầu Bạch Đằng (Hải Phòng)... rõ ràng chúng ta có đủ cơ sở để đặt niềm tin vào nhà thầu nội.
Tuy nhiên, trên tất cả, tín hiệu vui nhất phát đi chính là quyết định táo bạo từ Bộ GTVT khi huỷ kết quả sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để đấu thầu rộng rãi trong nước là quyết định mà nhiều người dân Việt chờ đợi.
Trong các nhà thầu nội có thể gánh vác trọng trách quan trọng này có thể kể đến gương mặt sáng giá là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, trong những năm qua đã khẳng định thương hiệu tại các dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chuẩn bị thông xe; dự án Hầm đường bộ Đèo Cả (có tổng mức đầu tư 11.300 tỷ đồng). Hiện nay, Đèo Cả còn gánh trọng trách “giải cứu” dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận bị chậm tiến độ, đội vốn.
Ngoài ra, còn có hàng loạt các “ông lớn” cần phải kể đến như: Tập đoàn Sun Group, Công ty cổ phần Tasco; Tập đoàn Trung Sơn, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (ViDiFi);...
Trước những thông tin, Bộ GTVT hủy "đấu thầu quốc tế" cao tốc Bắc – Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà thầu nội có năng lực được tham gia vào dự án, trao đổi với PV Dân Việt, GS.TS Từ Sỹ Sùa, Giảng viên cao cấp trường ĐH GTVT cho biết: “Việc huỷ đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc – Nam tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có mông muốn được tham gia vào dự án. Tôi được biết, nguyên nhân huỷ đầu thầu quốc tế là do tính cạnh tranh của đấu thầu quốc tế trong dự án này không cao”.
Cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm sẽ giúp phát triển kinh tế đối với các địa phương có dự án đi qua.
Nhà đầu tư nội đủ năng lực
“Ngoài ra, quyền đấu thầu là do chủ đầu tư họ có quyền lựa chọn nhà thầu theo các hình thức khác nhau. Đối với việc mở rộng đấu thầu quốc tế hay hạn chế thì phải phụ thuộc vào tình hình hiện tại có tính cạnh tranh hay không. Mục tiêu của đầu thầu là lựa chọn ra các nhà thầu có chất lượng, uy tín có thương hiệu, năng lực, tài chính để thực hiện dự án theo đúng thời gian, chi phí đề ra.”, GS. TS. Từ Sỹ Sùa cho hay.
GS.TS Từ Sỹ Sùa phân tích: “Đối với dự án giao thông trọng điểm sẽ còn có thêm tiêu chí về công nghệ, tính khoa học và môi trường. Do đó, việc không có nhà thầu quốc tế tham gia cũng là một cơ hội và là thách thức đối với doanh nghiệp nội của chúng ta. Các doanh nghiệp trong nước phải tự cạnh tranh với nhau thế hiện được năng lực từ con người, máy móc thiết bị, tài chính kinh nghiệm...”.
Huỷ đấu thầu quốc tế mở ra nhiều cơ hội lớn cho nhà thầu trong nước.
Theo GS.TS Từ Sỹ Sùa, đấu thầu quốc tế mà số lượng nhà thầu quốc tế quá ít thì cũng không thể hiện được tính quốc tế và khó chọn ra được nhà thầu uy tín. Tôi thấy việc huỷ đầu thầu quốc tế là rất bình thường vì nó phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Đặc biệt, trong bối cảnh chúng ta có nhiều nhà đầu tư uy tín đã làm được nhiều dự án giao thông trọng điểm tạo ra được điểm nhấn và vị thế trong lĩnh vực giao thông thì việc chọn nhà thầu nội cũng có nhiều thuận lợi.
Điển hình một số dự án đã làm nên tên tuổi của các doanh nghiệp nội như: Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn sắp thông xe; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; hầm Đèo Ngang, cầu Bạch Đằng (Hải Phòng). Qua đó, có thể thấy doanh nghiệp nội hoàn toàn đủ năng lực và uy tín để làm các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay chủ yếu là do khó khăn về tài chính, dó đó, Nhà nước cũng cần có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp được huy động vốn tín dụng.
“Tôi hy vọng, nhà thầu trong nước hết sức cố gắng, để niềm tin của Bộ GTVT đặt vào các doanh nghiệp nội dù không có nhà thầu quốc tế nhưng vẫn đạt được chất lượng như quốc tế. Nhà nước, đặc biệt là Bộ GTVT đặt niềm tin rất lớn vào doanh nghiệp nội, đây là cơ hội hiếm có để doanh nghiệp khẳng định năng lực của mình”, GS.TS Từ Sỹ Sùa kỳ vọng.
Theo Bộ GTVT, trong quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT quán triệt tinh thần phải tiến hành nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định pháp luật, hiệu quả, khách quan, minh bạch và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Căn cứ những quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt Luật đấu thầu (Điều 15), đối với 8 dự án thành phần được Quốc hội phê duyệt đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ GTVT đã tiến hành sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế.
Tính đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành Hồ sơ mời sơ tuyển, bên mời thầu (các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT) đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển.
Kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu và quá trình thẩm định làm rõ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển; Có 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển; Có 1 dự án có từ 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Như vậy, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao.
Sau khi đánh giá trách nhiệm pháp lý quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế đã phát hành và Luật đấu thầu, trên cơ sở thống nhất của các cơ quan liên quan, Bộ GTVT quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.