Những năm qua, mô hình tổ đoàn kết tương trợ (ĐKTT) của Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho hội viên, ND thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Mới ngoài 30 tuổi nhưng anh Lê Văn Hiệu - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) dân xã Phúc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) đã là chỗ dựa vững chắc của bà con ND nơi đây. Mô hình “1 hộ khá giúp 5 hộ nghèo” do anh xây dựng đang phát huy hiệu quả rất tốt.
Xây dựng lưới điện nông thôn là một trong những nhu cầu được người dân Sơn La rất quan tâm. Không ít bản làng đã góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng vay lãi ngân hàng; thậm chí kể cả vay lãi tư nhân để đưa lưới điện về xã, bản mình.
Vay thêm 2 triệu đồng để đủ điều kiện lấy vé tham gia rút thăm trúng thưởng chương trình huy động vốn, một giáo viên ở Tiền Giang đã trúng giải đặc biệt trị giá 1 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
Từ vốn vay Chương trình tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên (HSSV) của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Văn Lâm (Hưng Yên) hàng nghìn học trò nghèo nơi đây có điều kiện học lên cao đẳng, đại học.
Trong mấy ngày gần đây, tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh (Lạng Sơn), đã có hàng nghìn xe container chở dưa hấu bán sang Trung Quốc bị ách tắc. Điều đó kéo theo hệ lụy, tại nhiều vùng dưa ở miền Trung, dù đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng người dân không bán được dưa và họ đang “tự bơi” giữa ruộng...
Dù chỉ học hết lớp 3, nhưng với “máu” sáng chế, ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1966, ngụ ấp Cao Su, xã Long Giang, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) đã chế tạo được hàng loạt máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có chiếc máy phóng lúa tiện lợi, hiệu quả được nông dân trong vùng tìm mua với giá cao.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến ông Công, ông Táo về chầu trời (23 tháng Chạp), thời điểm này tại các địa phương như Phú Thọ, Nam Định, người dân đã chuẩn bị một lượng lớn cá chép đỏ để tung ra thị trường.