Chỉ trong thời gian ngắn, những con bò được anh Dương Quang Xuyên (SN 1989, xóm Thắng Lợi, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nuôi đều béo tốt ai cũng bất ngờ. Có được điều này là do anh Xuyên nuôi bò cho uống đường phên trộn với bã bia. Với bí quyết này, cứ nuôi 1 con bò, anh Xuyên lãi 1 triệu đồng/tháng.
Trồng ớt hiểm, ớt cay, nhiều bà con nông dân ở xã Thanh Ninh của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên vụ này thắng đậm bởi chưa có khi nào ớt vừa được mùa lại được giá như năm nay. Chính vì thế, mặc dù trời rét tê tái bà con vẫn lội ruộng hái ớt bán cho thương lái.
Từ nguyên lý hoạt động của bếp Hoàng Cầm, chị Lê Thị Ánh, nông dân xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã cải tiến để việc xây lò úm gà đốt bằng củi. Nhờ "độ chế" lò úm gà cải tiến này giúp giảm chi phí chăn nuôi, giảm tỷ lệ gà con chết, bà chủ "ăn no ngủ kỹ" khi nuôi gà.
Dù không qua trường lớp kỹ thuật, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm làm cơ khí, ông Trần Đình Chinh, phố Cầu Ca, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã sáng chế ra chiếc máy khoan giếng thủy lực có một không hai. Chiếc máy khoan độc đáo do ông sáng chế bán đi khắp các tỉnh, thành phố, mà còn được bán sang nhiều nước khác.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Chất là những người đầu tiên đưa cây ớt về trồng và nhân giống tại xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nhờ đưa thứ cây ra quả cay xé lưỡi này đi xuất khẩu các nước, vợ chồng ông Chất có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, xây được nhà lầu, tậu được xe hơi.
Những năm qua, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã đẩy mạnh vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, nhiều diện tích đất trồng lúa đã được chuyển đổi sang các giống cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ trồng và phát triển cây trám, bà con có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dù chỉ là nghề phụ, nhưng có những ngày, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quang (xóm Náng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) kiếm gần 1 triệu đồng từ việc đan bu nhốt gà, hàng rào...bằng dây thép.
Sau quá trình nuôi lợn thất bại, vợ chồng bà Nguyễn Thị Bẩy (xóm Mỏn Thượng, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định chuyển sang mô hình nuôi dê với quy mô lớn. Nhờ nuôi con tai dài tới mõm này mà vợ chồng ông nông dân này có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhờ trồng rau theo theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm của HTX Bình Minh (xóm Náng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đều chủ yếu cung ứng cho các cửa hàng thực phẩm sạch. Cũng từ khi tham gia HTX, trồng rau an toàn, các hộ dân nơi đây đều khấm khá hơn hẳn.
Năm 2020, anh Lường Văn Dũng, xóm Suối Bén, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) nuôi 15 vạn ốc nhồi giống. Đến thời điểm này anh đang thu hoạch ốc nhồi thịt với sản lượng dự ước đạt 3 tấn, thu lợi nhuận gần 300 triệu đồng.