Mỹ từng dự định ném bom hạt nhân hạm đội tàu chiến Nhật Bản.
Chưa đầy một năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân hủy diệt. Chiến dịch Bước ngoặt năm 1946 đã thử nghiệm sức mạnh của bom hạt nhân với hạm đội tàu chiến và cảng biển.
Tuy nhiên, ít người biết rằng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công các mục tiêu cảng biển, tàu chiến từ trước đó 2 năm. Alex Wellerstein, sử gia kì cựu chuyên nghiên cứu về chiến tranh hạt nhân tiết lộ rằng, Mỹ từng lên kế hoạch đánh bom hạm đội tàu chiến Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân. Dự định này còn được lên trước khi Mỹ ném bom vào hai thành phố là Nagasaki và Hiroshima năm 1945.
Xác xe tăng Nhật Bản sau vụ tấn công của quân Mỹ ở cảng Truk.
Các nhà chiến lược của hải quân Mỹ nhận định, mục tiêu “khó nhằn” nhất ở khu vực Thái Bình Dương chính là cảng biển quân sự của Nhật Bản mang tên Chuuk hay còn biết tới với tên Truk. Sau khi kiểm soát đảo quốc Micronesia trong hơn 25 năm, Nhật Bản đã biến nơi này trở thành một phiên bản khác của Trân Châu Cảng nổi tiếng.
Với rạn san hô trải dài 60km quanh đảo và rừng cây xanh ngút tầm mắt, nơi đây chứa từ tàu chiến tới trang thiết bị hậu cần cho hải quân Nhật Bản. Quân Nhật điều động cả xe tăng lên đảo, đề phòng tình thế khẩn cấp. Sân bay tại đây có hàng trăm chiếc sẵn sàng cất cánh bất kể ngày đêm. Tiền tiêu của đảo là một tổ đội radar trực chiến.
Trong phiên họp của Ủy ban Chính sách Quân sự trong dự án Manhattan ngày 5.3.1943, những nhà hoạch định chính sách Mỹ nói rõ quan điểm sử dụng bom hạt nhân nhắm vào hạm đội tàu chiến của Nhật Bản neo đậu ở cảng Truk. Tướng Steyer nói rằng nếu quả bom không phát nổ hoặc ném trượt thì việc rơi vào nước cũng giúp giảm thiểu thiệt hại với môi trường xung quanh.
Máy bay Nhật nằm dưới đáy đại dương sau vụ tấn công.
Sau “trận chiến xay thịt” tại Tarawa năm 1943, đảo Truk hiện lên lừng lững trước mắt nước Mỹ và là miếng mồi không thể ngon hơn. Tuy nhiên, quyết định tấn công cảng biển này bằng bom hạt nhân nhanh chóng bị hủy bỏ khi chiến tranh leo thang. Đầu năm 1944, hạm đội tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương quyết định cho phép chỉ huy tấn công cảng Truk nhưng chỉ được sử dụng vũ khí truyền thống.
Trong hai ngày 17 và 18.2.1944, Chiến dịch Mưa đá của Mỹ với sự tham gia của 500 máy bay, 5 tàu sân bay, 4 tàu khu trục hạng nhẹ, 7 tàu chiến và tàu hỗ trợ khác dội bom vào căn cứ Nhật Bản ở Truk. Bom và ngư lôi Mỹ đánh hạ 12 tàu chiến, 32 xe chở quân và 270 máy bay Nhật Bản.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của Mỹ khiến Nhật Bản mất nguồn tiếp tế và tiền đồn quan trọng. Sau đó, Mỹ chuyển hướng sang phía tây khiến chiến dịch tấn công ở Truk và âm mưu đánh bom hạt nhân khu vực này nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Khu vực này là mồ chôn của hàng trăm chiến hạm từ thế chiến 2 và được xem là chứng tích quan trọng cho một thời kỳ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.