Devadasi - Hôn nhân với thần linh
Hình thức này xuất hiện tại Nam Ấn Độ, theo đó một cô gái trẻ sẽ
kết hôn với một thần linh hoặc một ngôi đền. Từ devadasi dịch ra là
"người phục vụ thần linh".
Phụ
nữ Ấn Độ có địa vị cao khi kết hôn với thần linh.
Một số bé gái được cho kết hôn với thần linh trước khi bé chào
đời. Sau đó những bé gái này phải trở nên thật hấp dẫn, chăm chỉ,
thông minh và múa giỏi.
Nhiệm vụ của họ là múa hát vào mỗi sáng và tối cho
vị thần, đổi lại họ nhận được công quả từ các tín đồ quyên góp
trong đền.
Những phụ nữ kết hôn với thần linh luôn được
kính trọng và mang đến phúc may.
Ngoài ra các cô gái được chào đón tại các đám cưới với hy vọng
mang lại điều tốt lành cho cặp đôi mới cưới. Những "devadas" được
tôn trọng và có địa vị cao trong xã hội so với những phụ nữ thông
thường.
Hiện tại, devadasi đã bị vấy bẩn và trở thành hình thức mại dâm
cho những thầy tu và kẻ lắm tiền nhằm kiếm chác cho các ngôi đền
vùng nông thôn.
Một
khi đã kết hôn với thần linh, phụ nữ không được phép lấy bất kỳ
ai.
Những cô gái con nhà nghèo hoặc địa vị thấp được bán vào đền và
giao dịch mại dâm kín đáo. Những cô gái này được gọi là jogini và
bị cấm kết hôn, bởi họ đã kết hôn với các thần linh hoặc nữ
thần.
Ấu hôn - Hôn nhân với trẻ em
Châu Âu thời Trung cổ cho phép các bé gái từ 12 tuổi được phép
kết hôn. Ngoài ra, các bé gái từ 5 - 7 tuổi được coi là đủ điều
kiện kết hôn. Ngay khi kết hôn, những bé gái này được đối xử như
một người lớn.
Những bé gái ở châu Âu từng được phép kết hôn
từ 5 - 7 tuổi.
Các
bé gái được gả cho những người đàn ông lớn tuổi.
Ngày nay dù tập tục ấu hôn đã được quét sạch khỏi châu Âu nhưng
ở nhiều vùng thuộc các nước đang phát triển, tình trạng này vẫn
diễn ra khi những bé gái được bán để kết hôn với những người đàn
ông lớn tuổi hơn nhiều, nhằm mang lại vận may kinh doanh cho gia
đình họ.
Nạn ấu dâm ở các bé gái mới dậy thì diễn ra phổ biến tại vùng
Sahara, Nam Phi và trong thế giới Hồi giáo.
Những cô dâu nhí ở Yemen.
Đặc biệt ở Yemen, đất nước nghèo nhất thế giới Ả Rập. Những vùng
nông thôn của nước này, nhiều cô gái kết hôn ở tuổi lên 8.
Theo đó, 14% các cô gái kết hôn ở tuổi 15, 52% ở tuổi 18.
Tongqi - cưới vợ cho người đồng tính
Áp lực hôn nhân và có người nối dõi đang nở rộ trong xã hội
Trung Quốc, đặc biệt đối với những người đồng tính nam, là con một
trong các gia đình phổ biến ở đất nước tỷ dân này.
Nhiều thanh niên đồng tính Trung Quốc gặp khó
khăn trong hôn nhân "đối phó".
Giải pháp cho những người đồng tính nam là cưới một người vợ dị
tính, hôn nhân này được gọi là tongqi/đồng thê, kết hợp của chữ
"đồng chí" (đồng tính) và chữ "thê tử" (vợ).
Mặt trái của loại hình hôn nhân này là người phụ nữ thường không
biết gì về xu hướng tình dục của chồng trước khi kết hôn, kết quả
họ không được thỏa mãn chuyện vợ chồng.
Giải pháp là người đồng tính nam kết hôn với
đồng tính nữ để qua mắt cha mẹ, xã hội.
Ngoài ra còn có sự thỏa thuận giữa những người đồng tính nam với
đồng tính nữ, gọi là "hôn nhân hợp tác", xuất hiện trên mạng nhằm
chiều lòng phụ huynh và xã hội, trong khi vẫn đảm bảo được cuộc
sống hạnh phúc của họ với bạn tình đồng tính.
Hôn
nhân cho người đồng tính ở nông thôn Trung
Quốc.
Hôn nhân tinh thần
Những người Baule ở Bờ Biển Ngà (Cộng hòa Côte d'Ivoire) tin
rằng, trước khi chào đời mỗi người đều có người phối ngẫu tinh
thần, đã kết hôn với họ trong tâm tưởng linh thiêng, gọi là blolo
bian (đàn ông thế giới khác) hay blolo bla (phụ nữ thế giới
khác).
Hôn
nhân tinh thần ở Bờ Biển Ngà.
Ngoài ra, mâu thuẫn giữa các cặp đôi thường bị đổ lỗi do
người phối ngẫu tinh thần nổi ghen hoặc cảm thấy không hạnh
phúc.
Họ sẽ làm một bức tượng gỗ tặng cho người tình tinh thần, trang
trí với quần áo và đặt vào một ngôi miếu.
Tượng đẽo dành cho những người tình tinh
thần.
Một phụ nữ người Baule tiết lộ, cuộc sống hôn nhân của cô hạnh
phúc hơn khi cô xây miếu cho chồng tinh thần, mặc dù cô luôn coi
chồng thực tế và chồng tinh thần là tình địch. Có đêm, cô ngủ với
bức tượng gỗ chồng tinh thần, những đêm còn lại cô ngủ cùng
người chồng thực tại.
Hôn nhân đồng giới
Hôn nhân đồng giới từng tồn tại trong lịch sử loài người, được
công nhận trong xã hội Babylon, Hy Lạp và cả Ai Cập, La Mã cổ
đại.
Hôn
nhân đồng giới trong văn minh Hy Lạp cổ đại.
Hoàng đế La Mã Nero từng kết hôn với một thái giám với một bữa
tiệc linh đình. Hai nhà thơ La Mã là Martial và Juvenal đều được
miêu tả có kết hôn đồng giới.
Hôn nhân đồng giới chỉ bị ngăn cấm khi có sự hoán đổi giữa Đế
chế La Mã với Kito giáo và thế kỷ thứ 3.
Ai
Cập cổ đại cũng xuất hiện quan hệ đồng giới.
Trong văn hóa thổ dân châu Mỹ bản địa cũng công nhận hôn nhân
đồng giới. Theo họ, những người đàn ông đồng tính là những người
tình tuyệt vời, là "những người vợ vô cùng siêng năng" nhưng lại
được coi là cực kỳ khó ly hôn, bởi "họ có thể tấn công vũ lực lên
bạn".
Hôn nhân đồng giới đang trở lại
mạnh mẽ ở thế giới hiện đại.
Một vài nền văn hóa ở châu Phi cũng có niềm tin chấp nhập sự gắn
kết đồng giới. Người Azande có khái niệm "vợ con trai", người
Basotho có từ "chồng đàn bà". Theo đó, phụ nữ cưới vợ sẽ có địa vị
xã hội là một người chồng, người cha hợp pháp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.