Khánh Hòa: Mía hết đường vào nhà máy

Thứ ba, ngày 13/03/2012 13:19 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hàng loạt xe tải chở mía lãn công trong những ngày gần đây tại Khánh Hòa đã làm hơn 9.000 tấn mía bị héo khô trên đường vào nhà máy và hàng ngàn hecta mía trổ cờ trắng đồng...
Bình luận 0

10 ngày phơi mía trên đường

Ngày 12.3, vừa gửi đơn cầu cứu đến UBND tỉnh Khánh Hòa và Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa trở về, ông Bùi Tấn Hợi (thôn Trung, Ninh Tân, Ninh Hòa) cho biết: Gia đình tôi trồng 12ha mía, sản lượng khoảng 700 tấn. Từ đầu vụ đến nay, tôi chỉ mới nhập nhà máy 300 tấn.

img
Nông dân khóc ròng vì mía cháy khô trên đồng, mỏi mòn chờ được chuyển về nhà máy

Từ ngày 6.3, tôi đã chặt mía theo lệnh của nhà máy 50 tấn nhưng đến nay vẫn chưa chở được mía về nhà máy. Nhìn mía chất đống, khô héo trên đường mà đau ruột. Mỗi ngày tôi mất tiền triệu vì mía bị phơi khô giảm chữ đường và tụt giảm trọng lượng. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày nữa thì toàn bộ mía của tôi thành củi hết, tôi thì trắng tay”.

Thê thảm hơn, ông Phạm Hữu Bôn (thôn Trung, Ninh Tân) nhận lệnh chặt 30 tấn mía, đã chuyển mía ra đường 8 ngày rồi mà vẫn chưa có xe đến chở. “Cứ mỗi ngày mía không được chở, gia đình tôi mất bạc triệu” - ông Bôn than vãn.

Theo ông Võ Ngọc Phi Vũ – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Tân, tổng lượng mía đã chặt đang bị phơi nắng do không có xe đến chở trên toàn xã là 1.665 tấn, nông dân đang thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Theo ông Vũ, nếu nhà máy không thu mua hết mía trước rằm tháng 4 âm lịch, lúc đó gặp trời mưa, mía hạ chữ đường, xe không vào được, chắc chắn nông dân sẽ mất hàng chục tỷ đồng.

Đúng tải thì lỗ, quá tải giam bằng!

Anh Nguyễn Quốc Dũng ở thôn Trung có 15ha mía đồng thời có 2 xe tải chở mía. Vậy mà, hàng chục tấn mía nhà anh vẫn phải chịu phơi nắng. “Ngày 7.2, cả 2 tài xế của tôi đều đã bị giam bằng lái thời hạn 2 tháng vì tội chở quá khổ quá tải. Nhiều tài xế của chủ xe khác trên địa bàn cũng lâm vào tình trạng tương tự. Rốt cuộc nhà có xe mà mía không ai chở”- anh Dũng ngao ngán.

Gia Lai: Tồn hơn 400 nghìn tấn mía

Hiện nay, nông dân còn tồn hơn 400 nghìn tấn mía ngoài đồng vẫn chưa thu hoạch được. Ông Cáp Thành Dũng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điệt Gia Lai cho biết: “Do những khó khăn trong việc thu mua mía của Nhà máy đường An Khê (công suất 6.000 tấn/ngày), sắp tới đơn vị sẽ tiến hành “chia lửa” bằng cách sẽ tiến hành thu mua mía cho nông dân vùng đông Gia Lai giúp nhằm đẩy nhanh tiến độ thu mua mía, giảm bớt khó khăn của dân.”

Theo hợp đồng với Nhà máy Đường Cam Ranh, xe của anh Dũng có trọng tải 5 tấn, thùng dài 5,2m được chở 12 tấn và được trả cước 1,38 triệu đồng (115 ngàn đồng/tấn), trừ tiền dầu, tiền thuê tài xế, tiền khấu hao tài sản, còn lãi chưa tới 300 ngàn đồng/chuyến. Nhưng, theo quy định, xe chở quá trọng tải là bị phạt, trên 30% là bị tước bằng lái. Nếu chở đúng trọng tải thì với giá cước 115 ngàn đồng/tấn, nhà xe lỗ tới 400 ngàn đồng/chuyến.

Nhiều chủ xe vì bức xúc mà thuê xã hội đen lập nhiều chốt chặn không cho xe chở mía về nhà máy để gây áp lực với nhà máy.

Sáng 12.3, ông Đỗ Thanh Liêm – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa, cho biết: “Mấy ngày nay, lượng mía về nhà máy giảm chỉ bằng 50% nhu cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem