Amidan là lá chắn chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng khi bị quá nhiều vi khuẩn “tấn công” cùng lúc dẫn đến bị viêm nhiễm gây sốt, ho thậm chí chèn ép đường hô hấp gậy nên khó thở thậm trí có thể gậy biến chứng sang một số bệnh khác. Vậy có nên cắt amidan không?
|
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân viêm amidan do thay đổi thời tiết đột ngột, ăn đồ lạnh và do cơ thể suy nhược nên khi tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm môi trường như bụi, khói xe, khói thuốc lá thường dẫn đến bị viêm nhiễm amidan. Viêm amidan có thể là viêm amidan cấp tính hoặc viêm amidan mạn tính.
Viêm amidan khiến toàn vùng quanh xưng tấy, nhiễm trùng nặng có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xong, viêm thanh quản. Nguy hiểm hơn là biến chứng sang viêm khớp, viêm cầu thận và thấp tim.
Chỉ nên cắt amidan cho trẻ từ 5 tuổi trở lên vì khi đó xác định rõ được cấp độ viêm nhiễm của amidan. Cắt amidan khi trẻ bị viêm amidan mạn tính, tái phát 5-6 lần/năm và sốt 39 -40 độ, gây sút cân cho trẻ.
Hoặc khi viêm amidan gây ra các biến chứng như: viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ. Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amidan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan. Nên cho trẻ đến các chuyên khoa tai –mũi – họng để chỉ định cắt amidan.
Hiện nay phương pháp cắt amidan bằng máy Coblator có ưu điểm là thời gian cắt nhanh (5-7 phút), phương pháp đốt điện bằng sóng cao tần ở nhiệt độ 67 độ nên không gây bỏng cho bệnh nhân, bệnh nhân có thể nói chuyện được ngay và xuất viện sau 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên sau mổ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ và tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi, bơi lội, đá bóng...
Theo Phụ nữ Thủ đô
Vui lòng nhập nội dung bình luận.