Khó khăn bủa vây, ngân hàng ‘đượm buồn’ sau soát xét

Huyền Anh Thứ sáu, ngày 11/09/2020 15:58 PM (GMT+7)
Báo cáo tài chính quý II của nhiều ngân hàng đã cho thấy tác động ngày càng rõ nét hơn của đại dịch Covid-19 khi lợi nhuận, trong khi nợ xấu có xu hướng tăng cao. “Đượm buồn” hơn khi lợi nhuận và nợ xấu sau soát xét biến động so với con số trong báo cáo tự lập.
Bình luận 0

Tại báo cáo đánh giá triển vọng về ngành Ngân hàng trong nửa cuối năm 2020 công bố mới đây của Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, khó khăn đối với ngành ngân hàng đang lớn dần trong nửa cuối năm 2020. Trong đó, áp lực lớn nhất đến từ nợ xấu, kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận của các ngân hàng.

Ngân hàng lợi nhuận nghìn tỷ nhưng vẫn rất đáng lo

Theo ước tính của SSI Research, nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 sẽ tăng 17% và 14% vào năm 2020 và 2021 (so với -16,3% vào năm 2019). Theo đó, chi phí tín dụng sẽ lần lượt là 1,67% và 1,64% (so với 1,5% trong giai đoạn 2017-2019 và 1,3% trong giai đoạn 2013-2016).

Bên cạnh đó, các khoản nợ xấu mới từ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ đặt ra những thách thức hơn nữa về vốn cho các ngân hàng. Theo ước tính của SSI Research, với mỗi 1% nợ xấu tăng thêm, hệ số CAR sẽ giảm từ 40 - 80 điểm %.

Do đó, đối với các ngân hàng có hệ số CAR trên 11%, áp lực về vốn sẽ không quá lớn trong năm 2021 nếu nợ xấu tăng 1-2%. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước như BIDV, VietinBank và Vietcombank, nhu cầu tăng vốn trong năm 2021 là khá rõ ràng.

Về lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 dự báo là giảm 15,9% đối với ngân hàng quốc doanh và 3,3% đối với ngân hàng thương mại cổ phần.

Đồng tình, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng nhìn nhận, báo cáo tài chính 2 quý tới có thể sẽ ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận do ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Theo tính toán của TS. Lực, lợi nhuận toàn ngành Ngân hàng năm nay sẽ giảm 30.000 - 34.000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, tức giảm 20 - 25%.

Nhìn lại kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay, lợi nhuận của nhiều ngân hàng suy giảm, nợ xấu tăng đã cho thấy, dịch Covid-19 bắt đầu phủ bóng lên báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, hiện các ngân hàng đang nỗ lực tối đa giảm lãi suất, giảm phí, chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi một khi doanh nghiệp vượt qua "khủng hoảng" do đại dịch, các ngân hàng cũng có cơ hội gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững.

Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, điều khiến các ngân hàng lo lắng nhất vẫn là việc doanh nghiệp có vượt qua được khó khăn hay không, nợ cơ cấu lại có biến thành nợ xấu hay không? "Nhìn vào báo cáo tài chính, ngân hàng vẫn có lãi mấy nghìn tỷ đồng, song vẫn rất đáng lo. Bởi thực tế số lãi này rất mỏng, nợ xấu chỉ dềnh lên một chút là lợi nhuận sẽ bị bào mòn", vị lãnh đạo ngân hàng cho hay.

Khó khăn bủa vây, ngân hàng ‘đượm buồn’ sau soát xét - Ảnh 2.

Ngân hàng lợi nhuận nghìn tỷ nhưng vẫn rất đáng lo (Ảnh minh họa)

'Đượm buồn' sau soát xét

Khó khăn bủa vây hiện hữu. Thế nhưng, "đượm buồn" hơn khi lãi sau soát xét của một số ngân hàng trong nửa đầu năm còn "bốc hơi" so với con số trong báo cáo tự lập.

BIDV là một điển hình. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của BIDV giảm 432 tỷ đồng (tương đương 10,2%) xuống 3.806 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) – nhóm nợ nguy hiểm nhất tăng thêm 433 tỷ đồng (tương đương 3,2%) lên mức 13.776 tỷ đồng.

Ngoài ra, do dịch chuyển nhóm nợ từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ có khả năng mất vốn, BIDV đã tăng thêm hơn 219 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Do đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm sau soát xét của BIDV giảm 2% so với báo cáo tự lập, xuống gần 4.359 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế chỉ còn gần 3.493 tỷ đồng.

Kiểm toán cũng giảm tổng tài sản gần 314 tỷ đồng xuống 1.446.040 tỷ đồng từ mức 1.446.354 tỷ đồng trước soát xét. Tổng tài sản giảm chủ yếu do sự điều chỉnh xuống của các khoản phải thu và lãi dự thu.

Trước đó, NamABank công bố BCTC hợp nhất bán niên năm 2020 sau soát xét cũng ghi nhận nợ xấu "đột biến" so với báo cáo tự lập trước đó. Cụ thể, sau kiểm toán, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) của NamABank lên gấp gần 5 lần so với trước soát xét, lên mức 1.535 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lần lượt giảm 6% và 27% so với trước kiểm toán, dẫn đến tổng nợ xấu tăng 81%, lên mức gần 2.259 tỷ đồng.

Với nợ nghi ngờ tăng mạnh, dư nợ cho vay khách hàng của NamABank cũng tăng thêm hơn 1.904 tỷ đồng, tương đương tăng 3% so với trước kiểm toán. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,66% lên mức 2,93% sau kiểm toán.

Tuy nhiên, khác với BIDV, lợi nhuận của NamABank không thay đổi sau kiểm toán. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem