Khô rắn, chuột đồng miền Tây "ám ảnh" thực khách nhưng ăn là mê

Huyền Thanh (Tổng hợp) Thứ bảy, ngày 26/11/2016 07:00 AM (GMT+7)
Với vẻ ngoài "kỳ dị", chỉ nghe thấy tên nhiều du khách đã rùng mình sợ hãi nhưng khô chuột đồng, khô rắn được tẩm ướp, chế biến thành món nhậu khá ưa thích của cánh đàn ông. Nhiều người còn mua về làm quà cho bạn bè, người thân.
Bình luận 0

Khô rắn

img

Rắn làm khô thường là các loại bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun… Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó tẩm ướp gia vị (Ảnh: Zing).

Du lịch miền Tây, nhiều du khách được biết đến khô rắn nổi tiếng. Thường vào mùa nước nổi, các loài rắn nước, rắn bông súng, rắn trun... sinh sôi, phát triển mạnh, nhiều vô kể. Ăn không hết, người dân nơi đây thường nghĩ ra cách làm món khô.

Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó tẩm ướp gia vị. Để khô rắn thơm ngon, người làm ngoài việc phải chọn rắn sống tươi ngon còn phải có bí quyết ướp gia vị, làm sao để miếng khô vừa ăn mà thịt lại mềm.

img

Khô rắn sau khi đã thành phẩm là đặc sản của miền Tây.

Một yếu tố quan trọng nữa là khâu phơi nắng, người phơi phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi. Khô rắn thường được làm thành hình bầu dục lớn bằng bàn tay, hình tròn, phơi 2-3 nắng có thể xuất bán với giá khoảng 350.000 - 500.000 đồng. Khi ăn, khô rắn được nướng với lửa vừa phải, hơi nóng sẽ làm thịt chín tươi ngon và dùng làm gỏi xoài xanh, cóc chua, lá sầu đâu.

Khô chuột đồng

Nhiều người chỉ nghe đến món ăn làm từ chuột đã "lắc đầu, lè lưỡi" nhưng với người dân miền Tây thì đây là một món đặc sản.

img

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh này khi đến miền Tây (Ảnh: amthucsinhvien).

Người dân miền Tây có thể săn chuột quanh năm, song chuột ngon nhất vẫn là sau vụ gặt. Chuột vào mùa này thường béo mẫm, thịt thơm.

Cách chế biến khô chuột đồng thơm ngon, được dân nhậu truyền tai nhau là vùi vào than củi nóng, khi chín lấy ra đập dập sạch than chấm muối tiêu chanh, hoặc chặt miếng vừa chiên nhỏ lửa đến khi giòn rụm, ăn vừa bùi, vừa ngậy, béo, lại có vị cay cay, thơm thơm của các loại gia vị.

Xem thêm: Khoái khẩu” món chuột đồng nướng sa tế ở miền Tây

Khô tắc kè

Tắc kè dài hơn con thằn lằn, đầu, lưng, đuôi đều có vẩy nhỏ nhiều sắc màu từ xanh lá mạ đến xanh rêu. Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận quý nhất, tắc kè có thể rụng đuôi rồi lại mọc lại.  

img

Tắc kè khô dùng để ngâm rượu.

Theo sách cổ, tắc kè là vị thuốc quý, tương đương với nhân sâm nên được nhiều người săn lùng.

Để làm khô tắc kè, người ta chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu rồi đem phơi hay sấy khô. Bình quân 3 kg tắc kè cho ra 1 kg khô, giá bán tính con từ 50.000 đến 60.000 đồng/con.

Xem thêm: Những món ăn "kinh dị" thách thức lòng can đảm thực khách

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem