Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đã đến lúc, ngành chức năng, các địa phương phải hướng nông dân đến cách làm bài bản: Liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu chính ngạch, thay vì… chờ giải cứu.
Giá khoai giảm do đâu?
Thu hoạch khoai lang tím Nhật ở tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: PV
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) hiện cũng đang tập trung tháo gỡ rào cản về kiểm dịch thực vật, mở cửa thị trường cho trái cây, thời gian tới sẽ có thêm chanh, dừa, măng cụt, mận, bưởi, chanh dây, na và cả khoai lang sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. |
Thay vì từ 800.000 đến 1 triệu đồng/tạ, hơn 1 tháng nay, giá khoai lang tím Nhật ở tỉnh Vĩnh Long (địa phương có diện tích khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL) xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 200.000 đồng/tạ. Tình hình trên khiến người dân và các hợp tác xã (HTX) sản xuất khoai lang gặp rất nhiều khó khăn.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Sơn Văn Luận - Giám đốc HTX Khoai lang Tân Thành cho biết, các xã viên hiện nay rất rầu vì tình trạng giá khoai giảm lâu ngày và chưa có tín hiệu phục hồi trở lại.
“Khoai lang ở huyện Bình Tân chủ yếu là giống tím Nhật, loại này xưa nay chỉ bán cho Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nhiều năm qua, giá cả có lên xuống nhưng chưa bao giờ thấp như hiện nay.
Ông Ngô Văn Tua - Giám đốc HTX Nông nghiệp Thành Đông cho rằng, giá thành sản xuất khoai lang hiện nay rất cao do các khâu sản xuất đều làm thủ công, giá thuốc bảo vệ thực vật không ngừng tăng, chi phí thuê lao động phải trả từ 130.000 đồng/ngày đối với lao động nữ và từ 2.500.000 đồng/ngày đối với lao động nam.
Tỉnh Vĩnh Long “cầu cứu” Từ tham mưu của Sở NNPTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Trong văn bản đề nghị, UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, khoai lang là một trong 3 cây trồng chủ lực được tỉnh lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển trong thời gian tới. Hiện sản phẩm này chiếm tỷ trọng hơn 8,15% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, diện tích khoai lang của tỉnh này được duy trì, phát triển ổn định từ 10.000 - 14.500ha, đạt năng suất bình quân đạt 25 - 30 tấn/ha, sản lượng đạt từ 300.000 - 400.000 tấn/năm. Trong giai đoạn trên, giá khoai được duy trì ở mức khá cao, đảm bảo cho người trồng có lợi nhuận (từ 350.000 đến 1 triệu đồng/tạ). Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2018, giá khoai liên tục giảm mạnh, thấp hơn giá thành sản xuất, làm cho người trồng bị thua lỗ. Nếu đề nghị trên được thực hiện sẽ giúp ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới. H.X |
Vì vậy, để người dân có lời, khoai lang phải có giá từ 500.000 đồng/tạ trở lên, đằng này giá cao nhất hiện nay cũng chỉ ở mức 200.000 đồng. Hiện HTX của ông Tua còn 5ha khoai lang đã tới ngày thu hoạch nhưng phải chờ thêm vài tuần nữa xem giá lên không mới tiến hành dỡ.
Về nguyên nhân giá khoai xuống thấp, ông Tua cho biết: “Những năm trước đây, thời gian này, giá khoai rất cao do phía Trung Quốc không có (thời tiết không thuận lợi nên Trung Quốc không trồng khoai vào thời gian này), còn hiện nay thì xuống thấp quá. Có nhiều thông tin cho rằng, các doanh nghiệp đưa khoai sang Trung Quốc không thể thực hiện bằng đường tiểu ngạch nữa mà phải qua cửa khẩu nên phải đóng thuế. Do đó, họ phải hạ giá mua khoai lang của dân xuống nhằm trừ vào phần tiền thuế trên”.
Giá thu mua khoai lang ở các HTX đã thấp nhưng anh Nguyễn Văn Tuấn – người dân ở ấp Thành Thọ, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân còn cho biết, các thương lái mua của hộ dân bên ngoài còn thấp hơn, cao nhất chỉ ở mức 150.000 đồng/tạ.
“Trước đây nhiều diện tích khoai của gia đình tôi bị kẻ xấu phun thuốc diệt cỏ chết, chỉ còn 7.000m2 trồng được. Đầu tháng vừa qua, chúng tôi thu hoạch và chỉ bán được 220.000 đồng/tạ, bị lỗ rất nhiều” - anh Tuấn buồn rầu nói.
Dân trồng khoai khốn đốn
Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian qua, khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng, ở ĐBSCL nói chung chủ yếu đi đường tiểu ngạch sang phía Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa tháng 9 vừa qua, nhiều đối tác mua hàng nước bạn thông báo ngừng mua khoai lang.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp và HTX tranh thủ đóng hàng số lượng khoai đã mua để đưa đi và tạm ngưng mua số lượng khoai mới. Một doanh nghiệp ở huyện Bình Tân cho biết, do khoai lang không có tên trong danh mục xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc nên việc mua bán qua cửa khẩu gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Phòng NNPTNT huyện Bình Tân mà phóng viên có được, đến ngày 30.10, diện tích khoai lang xuống giống của toàn huyện là trên 13.900ha, trong tuần qua thu hoạch 254ha, hiện còn trên đồng 2.661ha chưa thu hoạch.
Ông Nguyễn Vương Khanh - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Bình Minh cho biết, với mức giá hiện nay, người dân rất khó khăn. “Địa phương chúng tôi không quy hoạch trồng khoai nhưng nông dân tự trồng do thời gian dài loại sản phẩm này có giá. Hiện giá rớt cũng do người dân mở rộng diện tích quá nhanh và do điều kiện nhập hàng của nước láng giềng thay đổi. Để giải quyết vấn đề này, các ngành chức năng ta cần ký kết giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc” - ông Khanh nói.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long, trước những khó khăn trên, các cơ quan chức năng của tỉnh như lãnh đạo Sở NNPTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Văn phòng UBND tỉnh đã họp bàn.
Theo đó xác định, thị trường Trung Quốc không còn đơn giản như trước đây, họ đang thay đổi chính sách nhập khẩu theo đường chính ngạch, có truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, khoai lang vẫn chưa được đưa vào danh mục hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nên dẫn đến tình trạng giá giảm.
Lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, thời gian qua, khoai lang chưa được đánh giá là mặt hàng quan trọng. Trong khi đó, tỉnh này có khoảng 14.500ha khoai lang, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 1.000 tấn. Vậy nên, lãnh đạo Sở thấy rất cần thiết phải đề xuất với Bộ NNPTNT và các cơ quan có liên quan hỗ trợ địa phương tiêu thụ mặt hàng được tốt hơn.
"Khoai lang chưa được xuất khẩu chính ngạch“Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa cho phép nhập khẩu khoai lang của Việt Nam theo đường chính ngạch, từ trước đến nay chúng ta chỉ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, bây giờ khi họ có chính sách siết chặt hoạt động xuất khẩu, từng bước nói không với hàng tiểu ngạch mới dẫn đến tình trạng ùn ứ, không tiêu thụ được”. Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico "Rất cần Bộ Nông nghiệp vào cuộc“Phía Sở vừa tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long có đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Hiện, đề nghị này chưa có phản hồi nên tôi tiếp tục giao cho một phó giám đốc Sở trao đổi thêm với lãnh đạo Bộ NNPTNT trong hội nghị về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc được tổ chức tại Quảng Ninh ngày 1.11”. Ông Nguyễn Minh Tho – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long "Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm“Hạn chế hiện nay là chúng ta có quá nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, cho nên trong chừng mực nhất định có những thời vụ, có những loại cây ở những vùng nhất định xảy ra dư thừa. Về tiêu thụ, giải pháp trước mắt là lấy bài học Bắc Giang, Sơn La trong việc tiêu thụ vải thiều, nhãn… Khi toàn bộ hệ thống chính trị tập trung đẩy mạnh tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu… nên đã đạt được hiệu quả rất tốt. Còn về lâu dài, ngành nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh chế biến, huy động sự tham gia của doanh nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm”. Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.