Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam quốc (190–280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất (Tứ đại danh tác) của văn học Trung Hoa.
Trong số ba phần hư cấu đó, nổi tiếng hơn cả phải kể tới điển tích “kết nghĩa đào viên” của ba anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi.
Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung từng có đoạn: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ba người tâm đầu ý hợp, quen biết không lâu đã kết bái huynh đệ tại vườn đào Trương gia.
Cũng kể từ đó, 3 người huynh đệ khác họ ấy đồng tâm hiệp lực, lập nên Thục quốc - một trong ba thế lực tạo thành "thế chân vạc" thời Tam quốc.
Đây chính là điển tích "kết nghĩa đào viên" nổi tiếng Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày hôm nay.
Sau này, không ít hào kiệt hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí "kết nghĩa vườn đào" của ba vị anh hùng Tam quốc.
Vậy nhưng, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay đã khẳng định, kỳ thực Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vẫn chưa hề kết bái. Chuyện đào viên năm xưa chỉ là một chi tiết hư cấu của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
Khảo cứu từ nhiều nguồn tư liệu lịch sử chính thống, trong đó chủ yếu là Tam quốc chí và Tư trì thông giám, các nhà sử học đều thấy việc "kết nghĩa đào viên" của bộ ba Lưu - Quan - Trương không được ghi chép lại.
Hoa Dương quốc chí mục Lưu tiên chủ truyện có viết: "Chúa (Lưu Bị) cùng hai (Quan Vũ, Trương Phi) ngủ chung giường, ăn cùng mâm, tình như anh em."
Phần Quan Vũ truyện của Tam quốc chí cũng từng ghi lại câu nói của Vân Trường: "Tôi chịu ân trọng của Lưu tướng quân, thề sẽ cùng sống cùng chết”.
Hai dẫn chứng trên đã cho thấy tình nghĩa khăng khít, gắn bó của ba nhân vật Lưu, Quan, Trương. Tuy nhiên, mối quan hệ ấy cũng chỉ dừng ở mức "thân như anh em", chưa chắc đã là "huynh đệ kết nghĩa".
Đặc biệt, cách Quan Vũ gọi Lưu Bị là "Lưu tướng quân" một cách đầy khách sáo còn góp phần khẳng định thêm giả thuyết về việc ba người chưa từng kết nghĩa đào viên.
Cũng trong Tam quốc chí, phần Lưu Diệp truyện có viết, sau khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, bị Đông Ngô giết, Ngụy Văn Đế Tào Phi mới hỏi quần thần rằng liệu Lưu Bị có xuất quân trả thù hay không, bấy giờ có Lưu Diệp bước ra tâu:
"Quan Vũ cùng Bị nghĩa là quần thần, ân như phụ tử. Quan Vũ bị giết hại, nếu Lưu Bị không xuất quân báo thù cho hắn thì cả ơn nghĩa đều không thể coi là tròn trước vẹn sau với Quan Vũ”.
Từ hai dẫn chứng này, nhiều nhà sử học Trung Quốc đã khẳng định mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ là "nghĩa quân thần" chứ không phải "tình huynh đệ".
Phần Trương Phi truyện trong đó cũng viết: "Vũ hơn Phi mấy tuổi, nên Phi thường coi như anh”.
Như vậy, theo Tam quốc chí, thì tình cảm giữa ba người chỉ đơn thuần là "thân như anh em", chứ không đề cập tới chuyện kết nghĩa. Trương Phi cũng vì Quan Vũ nhiều tuổi nên kính nể như anh, chứ không nói hai người là huynh đệ, càng không đề cập đến Lưu Bị.
Tuy vậy, ngay cả khi chưa từng kết bái huynh đệ, mối quan hệ của họ lại ràng buộc khăng khít bởi nhau bởi lời thề "cùng sống cùng chết". Về chi tiết này, tác giả Trần Thọ từng ghi lại trong Tam quốc chí:
Khi Quan Vũ lưu lại quân doanh Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu:
"Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi”.
Từ đó có thể thấy, thời bấy giờ không thịnh hành việc kết nghĩa, nhưng thề nguyện lại rất phổ biến. Hình thức này được tiến hành bằng cách giết ngựa, giết trâu, dùng máu lập lời thề, thường được nhắc tới bằng cụm từ "uống máu ăn thề".
Sinh thời, Lưu Bị vô cùng coi trọng Quan Vũ và Trương Phi. Để giãi bày tấm lòng của mình, Lưu Bị từng nói một câu: “Đàn bà (vợ) như quần áo, anh em như tay chân”.
Quan Vũ, Trương Phi đều từng vì một câu nói này mà cả đời thề trung thành với Lưu Bị.
Nhưng thực tế ít ai biết, người được Lưu Bị coi trọng nhất vào thời Tam quốc vốn không phải là 2 vị huynh đệ kết nghĩa, cũng không phải quân sư thần toán Gia Cát Lượng, mà lại là một nhân vật có tên My Chúc.
My Chúc (?-221) tự Tử Trọng, là một mưu sĩ dưới trướng của Lưu Bị, trước đó ông phục vụ dưới trướng của Từ Châu Mục Đào Khiêm. Ông cũng là anh rể của Lưu Bị, em gái ông My phu nhân là vợ của Lưu Bị. Ông có một người em trai là My Phương, một tướng quân và cũng là bộ hạ của Lưu Bị.
Nhắc tới tên nhân vật này, nhiều người sẽ không khỏi cảm thấy xa lạ. Bởi ngay tới tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng cũng rất ít miêu tả chi tiết về My Chúc.
Nhưng trên thực tế, nhân vật này đích thị là người được Lưu Bị tín nhiệm nhất. Thậm chí sẽ không hề quá lời nếu nhận định rằng My Chúc được vị quân chủ họ Lưu trọng dụng và tin tưởng hơn cả anh em Quan – Trương, ngay tới Gia Cát Lượng cũng không thể bì kịp.
Hình tượng nhân vật My Chúc được xây dựng trên phim ảnh.
My Chúc xuất thân là một phú thương, gia sản bạc triệu, thuộc hạ mấy ngàn, tài sản nhiều không đếm xuể.
Mặc dù sở hữu khối gia tài kếch xù, nhưng nhân vật họ My này không hề kênh kiệu, đối nhân xử thế hết sức chính trực, sở hữu khí chất ung dung, văn nhã.
Trước khi đi theo Lưu Bị, My Chúc từng là thủ hạ dưới trướng Từ Châu Mục Đào Khiêm. Lúc sắp qua đời, Đào Khiêm có nhắn nhủ My Chúc đi nghênh đón Lưu Bị.
Cũng kể từ đó, My Chúc cùng em trai là My Phương đi theo Lưu Bị, dốc lòng phò tá cho vị quân chủ này.
Có lần Tào Tháo cũng từng muốn chiêu mộ huynh đệ nhà họ My, nhưng bị cự tuyệt.
Trong những năm tháng Lưu Bị Nam chính Bắc chiến để gây dựng cơ đồ, My Chúc và em trai của mình đã dành cho ông sự trợ giúp và ủng hộ rất lớn.
Địa vị "trên cơ" Gia Cát Lượng nhờ một lần tương trợ
Ít ai biết rằng, cơ duyên khiến My Chúc trở thành người được Lưu Bị coi trọng nhất lại bắt nguồn từ một hành động nghĩa hiệp của nhân vật này.
Năm 196, Lưu Bị cùng Viên Thiệu ở vào thế tranh đấu giằng co không ngừng. Nhân cơ hội ấy, Lã Bố thừa cơ đánh lén Hạ Bì, bắt giữ phu nhân của Lưu Bị.
Đối với lần gặp nạn ấy, Lưu Bị vốn chẳng chút phòng bị, lương thảo không còn lại bao nhiêu, vì thế chỉ có thể án binh bất động mà đóng quân ở Quảng Lăng.
My Chúc đã dốc toàn bộ gia sản giúp chiêu binh mua ngựa, đồng thời gả em gái cho Lưu Bị. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của ông, quân đội của Lưu Bị mau chóng hồi phục.
Có câu cùng hưởng phúc thì dễ, chung hoạn nạn mới khó, My Chúc có thể tận tình giúp đỡ Lưu Bị vào lúc nguy nan, có thể coi là rất mực trung thành.
Cũng nhờ lần viện trợ ấy, My Chúc trở thành người có sức nặng nhất trong lòng Lưu Bị.
Năm 214, Lưu Bị chiếm Ích Châu. Sau đó, ông phong My Chúc làm An Hán tướng quân. Trong tập đoàn chính trị Thục Hán, địa vị của vị tướng họ My này còn "trên phân" cả quân sư Gia Cát Lượng.
Chưa kể My Chúc sinh thời vốn giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Mặc dù không có quá nhiều lần xuất hiện trong chiến trường, cũng không đứng trong danh sách "Ngũ hổ tướng", nhưng My Chúc đích thị là đại tướng quân thân tín nhất của Lưu Bị.
Tự trói mình tới trước mặt Lưu Bị nhận tội
Năm xưa, em trai My Chúc là My Phương từng giữ chức Thái thú Nam quận. Nhưng điều đáng nói nằm ở chỗ, My Phương thường xuyên bất hòa với Quan Vũ – em kết nghĩa của Lưu Bị.
Có lần, vì không thể hoàn thành nhiệm vụ điều quân, My Phương đã bị Quan Vũ mắng chửi, từ đó ghi hận trong lòng.
Năm 219 khi đại tướng Lã Mông của Đông Ngô chiếm được Kinh Châu, My Phương đã đầu hàng quân Ngô, dẫn tới sự kiện Quan Vũ bỏ mạng.
Vì thế, sau khi hay tin Quan Vũ vì em trai mình mà chết, My Chúc đã lập tức tự trói và đến chỗ của Lưu Bị để xin định tội.
Thấy My Chúc áy náy như vậy, Lưu Bị không những không trách phạt mà vẫn tiếp tục tín nhiệm, trọng dụng ông như lúc đầu.
Tiếc rằng sau khi Quan Vũ bỏ mạng không lâu. Vì xấu hổ, ông đóng cửa không tiếp khách, rồi lâm bệnh nặng và chết chỉ một năm sau đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.