Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật"

Thảo Quyên-Bích Thuận Thứ hai, ngày 10/10/2022 10:54 AM (GMT+7)
Đình Tây Mỗ (Hà Nội) tồn tại như một báu vật vô giá, ngoài những văn vật lịch sử quan trọng, ngôi đình cổ còn được biết đến là bối cảnh của rất nhiều bộ phim và chương trình nổi tiếng.
Bình luận 0

Clip đình cổ Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thực hiện: Thảo Quyên - Bích Thuận.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 2.

Được xây dựng từ thế kỷ XVII, nằm ở phía Tây của kinh đô Đại Việt xưa, đình Tây Mỗ đến nay đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Cổng chính xây 3 tầng, mái lợp ngói giả, đặt quay về hướng Đông Nam, đại bái quay về phía Tây Nam, mặt lại có bức tường che, hai bên là cổng phụ mở ra sân đình trên đỉnh gò.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 3.

Đình tọa lạc ở giữa làng, nằm trên gò đất cao, có thế đất hình "ngư long" tức cá chép hóa rồng. Nơi đặt đình là phần lưng của "cá chép", vì vậy theo quan niệm ở đây, cuộc sống của nhân dân được mưa thuận gió hòa là nhờ có Long Vương phù trợ, vì vậy đình thờ Thành hoàng là Long Hải Đại Vương.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 4.

Bên trong cung cấm đặt long ngai bài vị thờ hoàng thành thần Long Hải Đại Vương. Bài vị thứ hai đặt ở gian cuối nhà thiêu hương, bên trái hậu cung là của tướng Ả Lã Nàng Đê – một danh nữ tướng của Hai Bà Trưng.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 5.

Trải qua 400 năm, đình nhiều lần đã bị xuống cấp rồi lại tu sửa, tôn tạo. Năm 2010 đình Tây Mỗ được trùng tu nhân dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhìn chung vẫn giữ được dáng vẻ của di tích cũ từ thời nhà Nguyễn.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 6.

Kiến trúc hoa văn chạm khắc nơi đây vẫn còn lưu giữ được phong cách nghệ thuật truyền thống của Việt Nam ở thế kỷ XIX. Các mảng kết cấu gỗ được chạm khắc tỉ mỉ với các họa tiết đề tài tứ linh, lân, rồng cuốn thủy, cá vượt vũ môn, phượng hành thư, trúc hóa rồng,...

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 7.

Biểu tượng cá vượt vũ môn biểu trưng cho thế đất hình Ngư Long, sản sinh ra nhiều nhân tài. Từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, riêng Tây Mỗ có tới 7 vị đỗ đại khoa trong các kỳ thi do triều đình đứng ra tổ chức. Cho đến nay, tinh thần hiếu học vẫn được người dân gìn giữ và coi trọng.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 8.

Dù đã trải qua hàng trăm năm với nhiều lần tu bổ, tôn tạo nhưng nét cổ kính của đình vẫn còn nguyên vẹn. Sân đình từng xuất hiện trong nhiều bộ phim, các chương trình gặp nhau cuối năm thường lấy sân đình Tây Mỗ làm bối cảnh quay.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 9.

Cho đến hiện tại, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đình Tây Mỗ vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như 12 đạo sắc phong từ thế kỷ XVII đến XX và một chiếc mũ Thành hoàng được chế tác tinh xảo vào thế kỷ XIX, 1 bức đại tự, 3 bức cuốn thư, 2 cỗ kiệu mang phong cách nghệ thuật từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, ngoài ra còn rất nhiều văn vật có giá trị lịch sử được bảo tồn.

Kiến trúc đặc biệt bên trong ngôi đình cổ được người dân Thủ đô ví như "báu vật" - Ảnh 10.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử và tính đặc thù về mặt kiến trúc, ngày 22/4/1992, Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng đình Tây Mỗ là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.









Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem