Ông Hà Văn Héo, bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) nuôi hàng chục con bò giống địa phương tận trong núi xa tít, được người dân nơi đây gọi là "nơi khỉ ho cò gáy". Biết là vùng đất này khó khăn nhưng ông Héo đang tạo ra cho mình một tương lai với thu nhập ổn định và một cuộc sống “nở hoa”.
Ông Lê Trọng Hải (trú tại xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã bắt tay vào trồng các loại nấm từ năm 2005. Việc trồng nấm đã mang về cho gia đình ông 300 triệu đồng mỗi năm. Để có được thành quả này, ít ai biết được ông Hải đã "cãi lời vợ" để quyết theo đuổi nghề trồng thứ cây không lá mà có tai.
Phát huy tinh thần của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, anh Lường Văn Bái, Bí thư chi đoàn bản Pa (xã Tường Tiến, Phù Yên, tỉnh Sơn La) là người tiên phong trong lực lượng đoàn viên thanh niên về phát triển mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà. Nhờ đó, năm 2020, anh Bái bỏ túi trên 160 triệu đồng.
Liên quan tới vụ rơi thang máy khiến 11 người thương vong tại Nghệ An, tới thời điểm này đã có 2 nạn nhân tử vong, 9 người bị thương tích nặng. Trong số 9 người này, 1 người quá nguy kịch được gia đình xin chuyển về nhà.
"Trung bình 3 ngày tôi cắt cành lan một lần. Sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi hơn 25 triệu đồng/tháng, thu về hơn 300 triệu đồng/năm. Nhờ đó tôi trả được nợ ngân hàng, mua xe ô tô, xây nhà cửa khang trang" - ông Hồ Ngọc Giao (62 tuổi) ở thôn Nhơn Thọ 1, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho hay.
Năm 1990, 5 hộ dân tộc Mường ở Hòa Bình vào xã Lộc Tân (Bảo Lâm, Lâm Đồng) lập nghiệp, đến nay đã có hơn 100 hộ cùng nhau sinh sống và phát triển. Trước đây chỉ trồng chè và cà phê, nhưng từ khi cây dâu tằm được khôi phục, bà con nơi đây cũng đi học hỏi và mang cây dâu về phát triển cho gia đình mình.
Từ một quả đồi um tùm toàn cây tạp anh Nông Văn Lâm, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã quyết tâm khai phá đất trồng cam Canh. Đến nay vườn cam đã sai trĩu cành mang lại thu nhập cho gia đình anh dao động từ 200- 300 triệu đồng mỗi năm.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm gần đây, người dân xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Theo đó, người chăn nuôi nơi đây đã có thu nhập ổn định từ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Tại huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) nông dân Nguyễn Thanh Tuấn đã mạnh dạn chuyển đổi thành công 1,3ha đất trồng lúa sang trồng giống nho 3 màu, không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà còn mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân miền Tây. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo cần nghiên cứu kỹ trước khi chuyển đổi sang giống cây trồng này.
Tận dụng diện tích chăn thả rộng và các vùng đất bãi ven sông Hồng, Sông Đà, bà con nông dân các xã ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế. Trong đó, nhiều mô hình trồng chuối, nuôi chim "khổng lồ" đà điểu đã mang lại thu nhập cao cho nông dân.