Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lỗ tiền tỷ suýt phá sản
Ngay từ những năm 1989, ông Đào Hữu Thuân, sinh năm 1963, ở thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng đã sớm khởi nghiệp với mô hình nuôi gà thịt thương phẩm.
Thời điểm đó, các gia đình nông dân ở nhiều làng quê thường chỉ nuôi một vài đàn theo kiểu gà mẹ đẻ trứng rồi ấp nở và được gia chủ nuôi nhằm mục đích để cải thiện bữa ăn, làm cỗ dịp lễ, tết, giỗ chạp hoặc lúc "bí" thì mang bán để có tiền chi tiêu chứ ít người nghĩ đến chăn nuôi quy mô lớn để phát triển kinh tế gia đình.
Vì vậy, việc anh thanh niên 26 tuổi Đào Hữu Thuân nuôi quy mô lớn hàng trăm con để bán thương phẩm là một hiện tượng lạ ở làng quê Vĩnh Lãi. Nhiều người dân trong làng cũng "nín thở" theo dõi con đường khởi nghiệp của anh.
Ông Thuân nhớ lại: "Năm 1989, tôi hướng đến chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế nên nuôi nhiều với quy mô 500 con gà/lứa. Lúc đó ở làng chưa ai nuôi nhiều như thế. Không ngờ bán chạy và lãi tốt. Được đà, các năm 1991 – 1992, tôi nâng quy mô nuôi 1000 con/lứa gà siêu thịt. Mỗi năm tôi nuôi từ 5 – 6 lứa".
Ít người nuôi quy mô lớn nên trang trại gà của anh Thuân nuôi đến đâu tiêu thụ hết đến đó, thậm chí cung không đủ cầu. Vì vậy năm 2001, anh mở rộng lên 2 chuồng nuôi nâng số lượng nuôi lên 4000 con/lứa. Mỗi năm trang trại nuôi và cung cấp ra thị trường từ 2 vạn – 2,4 vạn con gà.
Ông Thuân cho biết: "Những năm đó nuôi bán, thu lãi cao, cứ 1000 gà tôi lãi được 25 – 30 triệu đồng, những năm 2005 – 2006 có lứa lãi 50 triệu đồng/1000 gà. Thấy tôi chăn nuôi hiệu quả, nhiều bà con ở địa phương cũng phát triển nuôi gà thịt thương phẩm".
Cùng với nuôi gà, ông Thuân đã đầu tư mở thêm xưởng xay xát gạo, mở đại lý thức ăn chăn nuôi. Từ các nguồn thu chăn nuôi gà, dịch vụ xay xát và đại lý thức ăn chăn nuôi đã giúp cuộc sống của gia đình ông Thuân trở nên khá giả, sung túc.
"Đến giai đoạn từ năm 2007 – 2011 do mật độ chăn nuôi ở địa phương nhiều nên các hộ chăn nuôi gà đều bị dịch bệnh, 4 – 5 năm liền các hộ chăn nuôi đều bị thua lỗ. Riêng nhà tôi, ngoài lỗ do chăn nuôi bị dịch bệnh, tôi còn lỗ từ dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi, do các trang trại chăn nuôi thua lỗ, không có tiền trả tiền cám thức ăn. Có thời điểm gia đình tôi lỗ 10 tỷ đồng, trong đó có 5 trang trại nợ trên 1 tỷ đồng và 6 trang trại nợ dưới 1 tỷ đồng", ông Thuân chia sẻ.
Lý giải về việc, vì sao để nhiều hộ nợ "sâu" như vậy, ông Thuân cho biết, do các trạng trại này chăn nuôi thua lỗ và muốn tiếp tục chăn nuôi để hồi phục lại nên ông tiếp tục cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trại những mong các trạng trại phục hồi trở lại, chăn nuôi có lãi sẽ thanh toán tiền thức ăn chăn nuôi cho đại lý. Ai ngờ càng nuôi càng lỗ.
Nhiều hộ đành từ bỏ chăn nuôi tìm việc khác để làm có tiền trả nợ. Còn bản thân ông Thuân "gánh" lỗ chồng lỗ lên tới 10 tỷ đồng.
Nuôi gà đẻ trứng "vàng" lãi tiền tỷ
"Tôi may mắn có những người thân, người bạn luôn ủng hộ sẵn lòng giúp đỡ khi gặp khó khăn. Khi tôi nợ 10 tỷ đồng, lúc đó không còn vốn, việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và cần vốn thì họ đã giúp đỡ tôi. Tôi mượn được 6 "sổ đỏ" thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) để vay vốn được 3 tỷ đồng để tái đầu tư sản xuất. Nếu không có sự giúp đỡ này, chắc sẽ khó vượt qua. Trước khi chưa vay được vốn ngân hàng, tôi phải đi vay lãi ngày để duy trì hoạt động sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh", ông Thuân tâm sự.
Có vốn ông Thuân và vợ tập trung khôi phục lại sản xuất của cơ sở xay xát, chăn nuôi gà thịt và xe ô tô trước vận chuyển cám đến các trang trại được sử dụng vào kinh doanh vận tải để nhanh chóng trả nợ lãi ngân hàng.
Qua giai đoạn khó khăn, công việc chăn nuôi gà thịt thương phẩm có lãi trở lạiĐến năm 2014, ngoài nuôi gà thịt thương phẩm, ông Thuân nuôi thử nghiệm 2 vạn gà hậu bị để cho đẻ trứng. Đến năm 2015, ông Thuân nuôi 2 vạn gà đẻ trứng và có lãi. Từ đó, ông bỏ nuôi gà thịt thương phẩm để tập trung phát triển gà đẻ trứng.
Những khu chuồng của các hộ chăn nuôi trước đó bỏ chuồng, ông lấy lại để nuôi gà đẻ trứng. Đến nay, ông Thuân có 6 khu chuồng nuôi gà đẻ trứng nằm khắp trong xã với quy mô 7 vạn gà đẻ. Mỗi ngày bình quân, ông thu từ 30 – 35 nghìn quả trứng.
Từ năm 2019, được sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân và ngành Nông nghiệp ông Thuân đã xây dựng thương hiệu sản phẩm trứng gà Cẩm Đông đạt tiêu chuẩn OCOP, năm 2020 được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Năm 2022, ông Thuân thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Thương mại Cẩm Đông. Cùng với sản phẩm chủ lực là trứng gà, hợp tác xã còn phát triển dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi, xay xát thóc.
Đặc biệt, hoạt động quản lý, chăn nuôi và tiêu thụ hiệu quả, ông Thuân còn áp dụng đầu tư máy móc công nghệ để chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất với việc đầu tư cho các khu chuồng bảo đảm chuồng lạnh, nuôi lồng, hệ thống hút gió tự động, hệ thống cung cấp thức ăn tự động, với tổng trị giá đầu tư khoảng 9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông còn đưa sản phẩm trứng lên sàn giao dịch điện tử Voso đã giúp cho việc quản lý, chăn nuôi và tiêu thụ hiệu quả hơn. Riêng về tiêu thụ đã giúp cho việc tiêu thụ trứng đã cao gấp 2,5 – 3 lần so với trước, giá bán tăng từ 10 – 15%. Hiện sản phẩm trứng của cơ sở đã bán ở hầu khắp các tỉnh, thành phía Bắc.
Mỗi năm, hợp tác xã của ông đã cung cấp ra thị trường hơn chục triệu quả trứng gà, mỗi năm xay xát trên 1000 tấn, cung cấp 700 tấn gạo và 100 tấn cám. Trừ chi phí, hợp tác xã lãi 1,5 – 2 tỷ đồng. Mô hình kinh tế của gia đình đã tạo việc làm thường xuyên cho 18 lao động và 6 lao động bán thời gian, với mức lương từ 4 – 12 triệu đồng.
"Từ thức tế của gia đình, tôi nhận thấy sản xuất ông sản an toàn đồng thời áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao", ông Thuân cho hay.
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Thuân còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông Thuận đã ủng hộ thôn đổ 235 đường bê tông nội đồng, trị giá 120 triệu đồng. Với vai trò cổ đông lớn của Công ty TNHH Điện lực Cẩm Đồng, ông đã cùng công ty đầu tư xây dựng đường điện mới dài 2,5 km; hỗ trợ giải toả đường điện trục đường 195 B để xây dựng đường điện mới với chiều dài 2 km. Tổng kinh phí đầu tư và hỗ trợ giải toả mặt bằng hơn 1 tỷ đồng.
Clip: Ông Đào Hữu Thuân chia sẻ về nuôi gà đẻ trứng để làm sao có trứng đạt tiêu chuẩn OCOP. T/h: Nguyễn Việt.
Nói về hội viên nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mình, bà Nguyễn Thị Hiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng cho biết: Qua nhiều năm theo dõi, tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế của ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông, tôi nhận thấy ông Thuân là một người năng động, dám nghĩ dám làm, có bản lĩnh và tài xoay sở. Việc ông phát triển chăn nuôi gà thịt thương phẩm từ rất sớm, khi chưa ai nuôi, cho thấy sự năng động, dám nghĩ dám làm đó. Hay khi thua lỗ, không nản chí ông đã chuyển hướng sang nuôi gà đẻ trứng. Trong quá trình đó, ông đã từng bước đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ giúp cho việc sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
"Với thành quả về sản xuất kinh doanh, nhiều năm liền ông Đào Hữu Thuân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Đặc biệt năm 2022, ông Thuân đã vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc", bà Hiên cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.