Chuyện nhặt được gốc "cây mục" nhiều tỷ của người Việt (Bài 2)
Câu chuyện đầu, phải kể đến gốc cây khô “hoá lũa độc nhất vô nhị” của anh Nguyễn Phi Hùng (41 tuổi, ngụ tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) có độ dài hơn 4m, cao gần 2,5m, rộng khoảng 1,2m.
Anh Hùng cho biết: “Năm 2002, khi tôi đang thuê máy xúc đào ao trong vườn cà phê để lấy nước tưới và kết hợp thả cá thì vướng phải gốc cây này. Rất khó khăn để đưa được gốc cây này lên. Tôi vứt “chổng chơ” trong vườn cà phê hơn 8 năm trời. Đến đầu năm 2012, sau một thời gian để “lộ thiên”, tôi mới phát hiện ra vẻ độc đáo nên đưa về chưng chơi”.
Theo như lời kể của anh Hùng, thì gốc cây này đã có nhiều người trả đến giá trên 700 triệu đồng, nhưng anh vẫn không bán.
>> Xem thêm: Chuyện nuôi chó Phú Quốc bạc tỷ ở Hà Thành
Gốc trắc “khủng” 2 tỷ đồng
Anh Trần Xuân Cường (27 tuổi, trú phường Hội Phú, TP.Pleiku, Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ - chủ nhân của gốc trắc với đường kính trên 2m; trọng lượng 2 tấn (theo kiểm lâm); chiều cao 1,5m.
Gốc trắc “khủng” này có giá ít nhất là 2 tỉ đồng, bởi từng có một doanh nhân ở TP.HCM trả giá ngần ấy tiền để mua, song chủ nhân của nó cũng không bán.
Trả 2,2 tỷ đồng mua gốc cây mà không được
Nghe chuyện ông Nguyễn Công Đức (Lương Sơn, Hòa Bình) có bộ lũa gù hương lớn nhất, độc nhất, quý nhất Việt Nam mà "thèm". Theo giới sành gỗ lũa, bộ lũa của ông Đức đẹp có một không hai, không thể có gốc cây nào có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn như gốc cây của ông.
Gốc cây này thuộc hàng “cụ kỵ”, đường kính tới 7m, có tuổi thọ khoảng 3.000-4.000 năm, là loài gỗ cực quý, làm lũa cực đẹp, lại không bị thủng ở giữa gốc. Với cái giá 130 ngàn USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng cho cái gốc cây ông “nhặt” được, song ông Đức vẫn từ chối.
>> Xem thêm: "Mảnh giếng có chữ cổ, đặt tiền tỷ cũng quyết không bán"
Hai tác phẩm để đời
Ông Phạm Văn Trúc (Bình Định) là chủ nhân hai tác phẩm gỗ lũa có giá hàng trăm triệu đồng. Tác phẩm gỗ lũa “Thăng Long” như con rồng đang uốn lượn, bay lên, với chiều dài 3 m, chiều cao 1-1,5 m và nặng hơn 70 kg.
Còn tác phẩm “Đại Bàng tung cánh” là lũa của cây Đảo Muồng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chiều cao của đại bàng hơn 1,7 m, chiều rộng của đôi cánh gần 2 m, với trọng lượng 150 kg. Nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội, TP.HCM tìm đến mua với giá trăm triệu đồng nhưng ông không bán.
Gốc cây hóa thạch
Anh Nguyễn Phương Nam (Đà Nẵng) tình cờ mua lại được từ người dân Quảng Nam một gốc cây gỗ và một thân cây gỗ đã hóa thạch. Gốc cây gỗ hóa thạch có chiều dài khoảng 60cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 24cm, có khối lượng khoảng 40kg.
Còn thân cây gỗ hóa thạch có chiều dài khoảng 60cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 25cm, nặng khoảng 40kg. Nhiều người dân chơi đá kéo nhau đến nhà anh Nam xem và hỏi mua nhưng anh Nam lắc đầu.
Gốc cây gỗ ngàn năm tuổi
Ông Lê Văn Bảy (47 tuổi) ở thôn Thọ Nghĩa, xã Phước Nghĩa (Bình Định) tình cờ phát hiện, tìm thấy một gốc cây gỗ hóa thạch được cho là có niên đại lên đến hàng ngàn năm tuổi.
Gốc cây gỗ hóa thạch này có chiều cao 51cm, đường kính chỗ lớn nhất lên tới 67cm, nơi nhỏ nhất là 52cm, có khối lượng nặng xấp xỉ 200 kg.
XEM THÊM
>> Vì sao dân Trung Quốc "phát cuồng" và đổ tiền mua gỗ sưa?
>> Chuyện nhặt được gốc "cây mục" nhiều tỷ của người Việt (Bài 2)
(Theo VNN)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.