Liều nuôi ba ba chung với cá sặc rằn, tưởng khó nhằn ngờ đâu ông nông dân tỉnh Bình Dương thu 2 tỷ

Phạm Ngọc Thắng (Chi cục chăn nuôi và thủy sản tỉnh Bình Dương) Thứ năm, ngày 11/02/2021 06:01 AM (GMT+7)
Tương đồng về môi trường sống nên có thể tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích khi kết hợp nuôi ba ba kết hợp với cá sặc rằn. Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản LẠ MÀ HAY của ông Phùng Văn Thức, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).
Bình luận 0
Mô hình nuôi kết hợp ba ba với cá sặc rằn tại trang trại của ông Phùng Văn Thức xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) đã và đang áp dụng, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

LẠ MÀ HAY: Liều nuôi ba ba với cá sặc rằn, tưởng khó nhằn mà một ông nông dân tỉnh Bình Dương thu 2 tỷ - Ảnh 1.

Ao nuôi cá sặc rằn kết hợp với ba ba của ông Phùng Văn Thức, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).

Thời gian vừa qua ông Thức cải tạo ao 2.000 mao nuôi cá sặc rằn, xây bờ kiên cố và cải tạo nền đáy, bờ ao có cát cho phù hợp với việc nuôi thêm ba ba. 

Theo ông Phùng Văn Thức cho biết, để tận dụng diện tích mặt nước, chất dinh dưỡng và làm sạch môi trường nước nên ông nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn.

Cách nuôi kết hợp 2 con đặc sản này vừa tăng năng suất, lại giảm chi phí, tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích ao nuôi.

 

 
LẠ MÀ HAY: Liều nuôi ba ba với cá sặc rằn, tưởng khó nhằn mà một ông nông dân tỉnh Bình Dương thu 2 tỷ - Ảnh 2.

Ông Phùng văn Thức bên ao cá của mình tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).

Hơn nữa, theo ông Thức, nuôi ba ba với cá sặc rằn, lượng chất NH3 thải ra nhiều được động thực vật phù du hấp thụ, góp phần giảm mức độ ô nhiễm. 

Ba ba không làm tổn thương cá sặc rằn, chúng còn ăn những con cá chết, cá yếu giúp giảm lây lan dịch bệnh cho cá.

Ba ba thở bằng phổi nên thường nổi lên mặt nước để hít thở, trong khi cá thở bằng mang nên nuôi ba ba cùng cá sẽ làm tăng việc trao đổi hàm lượng ôxy và vật chất giữa tầng mặt và tầng đáy của ao. 

Ba ba thường sống ở đáy ao, làm chất mùn bã hữu cơ bị phân giải, góp phần làm tăng lượng oxy trong ao.

Mô hình nuôi kết hợp ba ba với cá sặc rằn của ông Thức có tỷ lệ thả: Nên chọn ba ba giống cỡ lớn (8 tháng) để phù hợp với thời gian nuôi cá sặc rằn (12 tháng). Dựa vào độ lớn của ba ba để tính mật độ thả, thường là 2- 3 con/m2, cá sặc rằn 20-50 con/m2.

LẠ MÀ HAY: Liều nuôi ba ba với cá sặc rằn, tưởng khó nhằn mà một ông nông dân tỉnh Bình Dương thu 2 tỷ - Ảnh 4.

Cây lục bình được ông Thức thả vào ao nuôi cá sặc rằn kết hợp với ba ba

Trong ao nuôi ghép ba ba với cá, các loại tảo phát triển nhiều mà không bị tàn lụi, chủ yếu là trong ao có hàm lượng đạm cao. 

Trong chuỗi thức ăn nuôi ghép cá sặc rằn và ba ba, ở đáy ao còn có những mảnh vụn và chất vẩn cặn bã hữu cơ, đều có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng của cá và ba ba.

Cho nên trong ao nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn có thể thả một lượng cây cỏ, thực vật thuỷ sinh lớn như rau, cây bèo lục bình vào ao. Vì sau khi cá ăn, số còn thừa lại là thức ăn cho ba ba, không ảnh hưởng lẫn nhau.

Nuôi ba ba ghép với cá sặc rằn sử dụng thức ăn công nghiệp. Sau khi cá sặc rằn ăn, ba ba có thể ăn lại thức ăn thừa này. 

Mực nước trong ao nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn nên duy trì 6m. Dự kiến với 2.000 mcho thu hoạch khoảng 20 tấn cá sặc và 5 tấn ba ba thịt. 

Với giá bán cá sặc rằn hiện tại là 45.000 đồng/kg và giá bán ba ba thịt là 260.000 đồng/kg, ông Thực có doanh thu đạt khoảng hơn 2 tỷ đồng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem