Lãi suất
-
Xung quanh việc nới room tín dụng 1,5 – 2%, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các nhà băng tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi, tích cực cho doanh nghiệp, các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.
-
Nhiều yếu tố bất lợi, các chuyên gia Mirae Asset cho rằng, năm 2023 Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%. Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tăng lãi suất điều hành.
-
Với việc nới room tín dụng từ 1,5 – 2%, tổng hạn mức tín dụng cho tháng 12 sẽ vào khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng. Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp chủ động thì tỷ lệ tiếp cận vốn cao hơn khi "chỉ biết kêu khó".
-
Ngân hàng Nhà nước chính thức nới hạn mức tín dụng thêm 1,5 - 2%, tương đương với tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 15,5 – 16% so với cuối 2021. Việc nới room tín dụng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.
-
Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) đánh giá, động thái nới room từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là động thái kịp thời của nhà quản lý tiền tệ. Tuy nhiên, sẽ không tạo ra sự bùng nổ nào đó trên thị trường.
-
Thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH2015 của Quốc hội, cùng với việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31, từ 01/12/2022 đến 31/12/2022, Agribank tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh.
-
Câu hỏi đắt giá nhất trong năm 2023: Khi nào thì các NHTW sẽ ngưng thắt chặt các điều kiện tài chính? Theo giới phân tích, câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào việc liệu các NHTW có thể đưa lạm phát xuống mức chấp nhận được hay không. Tuy nhiên một vài NHTW đã lộ ra ý định sẵn sàng giảm tốc độ tăng lãi suất.
-
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định, việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với bối cảnh quốc tế và tình hình vĩ mô, lạm phát trong nước cũng như mục tiêu chính sách tiền tệ.
-
Dư địa tiền tệ hạn hẹp, nên nền kinh tế luôn phải đối mặt với sức ép tiềm ẩn về lạm phát hoặc bong bóng giá tài sản. Việt Nam cần thiết lập mức trần cho tỷ lệ cung tiền/GDP đồng thời hạ thấp tốc độ tăng trưởng cung tiền cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát mục tiêu.
-
Một số công ty chứng khoán dự báo, không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành tới 100 điểm cơ bản trong vài tháng tới. Song, có ý kiến cho rằng, tiếp tục tăng lãi suất điều hành sẽ là quyết định "rất dở".