Có thể nói, OM 4900 từ giống lúa đến thương hiệu “Gạo Cát Tiên” là kết quả của cả một quá trình đồng tâm hiệp lực và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ lãnh đạo địa phương và nhân dân trong huyện. Sau khi được công nhận thương hiệu “Gạo Cát Tiên”, huyện đã tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích lên đến 3.000ha để mỗi năm sản xuất được từ 45.000 – 50.000 tấn thóc.
|
Sản phẩm gạo cao cấp Cát Tiên. B.T |
Theo Phòng NNPTNT Cát Tiên, huyện Cát Tiên với dòng sông Đồng Nai bao quanh và quanh năm bồi đắp phù sa cho cánh đồng rộng lớn này chính là “đất sống” của cây lúa, đặc biệt là lúa cao sản. Cũng giống lúa OM 4900, nếu mang đi trồng ở những địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng, chất lượng gạo không thể bằng gạo Cát Tiên. Nhờ đất đai màu mỡ, giống lúa OM 4900 không những cho chất lượng gạo cao hơn mà năng suất cũng vượt trội so với nhiều giống lúa khác: Đạt 8 – 9 tấn/ha. Nhiều nông dân ở xã Phù Mỹ - nơi có cánh đồng khảo nghiệm nhiều giống lúa mới còn cho biết, không chỉ có năng suất và chất lượng vượt trội mà giống OM 4900 còn có thể gieo trồng được 3 vụ mỗi năm tại vùng đất Cát Tiên này.
Cùng với sản xuất, vấn đề thị trường cũng đã được đặt ra cho sản phẩm “Gạo Cát Tiên” đặc sản. Tuy nhiên, có thực tế đáng lo là gần đây “Gạo Cát Tiên” đang bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại khác như các loại gạo: Nếp cái hoa vàng, tám xoan Hải Hậu, bắc hương, lài sữa, nàng xuân…
Võ Khắc Dũng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.