Làm gì để giảm tình trạng chung chi?

Mai Hương (thực hiện) Thứ hai, ngày 06/04/2015 14:47 PM (GMT+7)
“Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh là để đóng góp cho đất nước, vậy tại sao lại hành họ?”. Chuyên gia kinh tế, TS Cao Sĩ Kiêm đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn nhanh của phóng viên NTNN về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bình luận 0

Thưa ông, kinh tế quý I năm nay đã khởi sắc, vậy việc cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp đã khởi sắc chưa?

img
Sản xuất gạch tại Viglacera Hạ Long, Quảng Ninh. Ảnh: Đàm Duy

- Mới bắt đầu có chuyển hướng thôi, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn từ vốn dài hạn ít đến việc doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn, thủ tục còn phiền hà, không phù hợp. Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp còn chưa cụ thể hóa được. Phối hợp cải cách giữa các ngành còn có nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ. Có người thì làm nhưng cũng có những người không làm khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Do vậy, áp lực với doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh vẫn đang còn đó.

Cải cách thực sự thì bộ máy công quyền phải phục vụ cho doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp cứ phải đi đến “gõ” từng cửa một. Ông nhìn nhận các cải cách theo hướng này đạt kết quả đến đâu?

Quan điểm

Bộ trưởng KHĐT  Bùi Quang Vinh
 Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều. Trong đó nổi lên câu chuyện minh bạch và tham nhũng. Cản trở đối với nền kinh tế là câu chuyện minh bạch, cản trở trong đầu tư là vấn đề tham nhũng”. 
- Tôi cho những cải cách đã ít nhiều đạt kết quả bước đầu. Chúng ta vẫn đang tiến hành sửa các luật, cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là bước đầu, đáp ứng được như mong muốn của doanh nghiệp còn chưa đạt được. Ví dụ như cải cách còn chậm trong lĩnh vực tái cơ cấu ngân hàng, đào tạo doanh nghiệp; cải cách tín dụng, đầu tư… mới chỉ đang gỡ, chứ chưa có kết quả thực sự. Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh là để đóng góp cho đất nước, vậy tại sao lại hành họ? Người dân, doanh nghiệp chính là người làm ra của cải xã hội, do vậy, bộ máy công quyền phải phục vụ cho doanh nghiệp, cũng chính là phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Nhận thức này đến nay vẫn còn hạn chế.

 

Nhiều câu chuyện đang xảy ra hiện nay như việc “chung chi hoa hồng” mà Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh mới đây phải lên tiếng, đang làm nản lòng doanh nghiệp. Làm gì để giảm tình trạng này, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Minh bạch ở đây trước hết là minh bạch về số liệu. Nhiều số liệu của ta chưa phản ánh tính chính xác và đúng thực tế những khó khăn, phức tạp của doanh nghiệp, vẫn còn mang tính cục bộ. Cách tính, phương pháp tính, động cơ tính méo mó, khác nhau. Nhiều cái trúng rồi thì giải thích không được công khai, minh bạch nên bản thân bộ máy công quyền chưa thấy hết để tìm cách tháo gỡ cho doanh nghiệp. Điều này vô tình làm giảm lòng tin của doanh nghiệp. Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều. Trong đó nổi lên câu chuyện minh bạch. Minh bạch không chỉ là yêu cầu của doanh nghiệp mà còn là yêu cầu của chính Chính phủ. Còn tham nhũng là vấn đề rất lớn. Nó đã trở nên tinh vi mà chúng ta phát hiện còn chưa hết. Phát hiện ra rồi thì xử lý, chế tài xử lý còn nhiều bất ổn. Những điều này đã cản trở việc cải thiện môi trường kinh doanh mà Chính phủ đang nỗ lực xây dựng.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem