Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước thông tin Hà Nội tính toán làm nhánh chuyển tiếp từ Vành đai 2 trên cao xuống đường Nguyễn Trãi, người dân đã bày tỏ sự đồng tình với phương án này.
Nhiều người thường xuyên tham gia giao thông qua nút giao này cho rằng, những ngả đường hướng Ngã Tư Sở thường xuyên trong tình trạng ngộp thở vì mật độ phương tiện quá cao. Đặc biệt ùn ứ kéo dài từ hướng đường Vành đai 2 trên cao đổ xuống.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại nút giao Ngã Tư Sở vào giờ cao điểm, xuất hiện tình trạng tắc nghẽn cục bộ, do xung đột từ các dòng phương tiện.
Dù đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng và nhiều lần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông nhưng nút giao Ngã Tư Sở vẫn là "điểm đen" ùn tắc.
Mới đây, để giảm thiểu xung đột giữa các phương tiện, Hà Nội đã cho bịt kín tuyến đường đi thẳng từ Nguyễn Trãi ra Tây Sơn và ngược lại.
Đồng thời, mở thêm hai điểm rẽ phải là Trường Chinh, Láng và ngược lại. Mặc dù vậy, vào những giờ cao điểm, nhiều phương tiện muốn ra Tây Sơn, Nguyễn Trãi đều lần lượt thi nhau rẽ phải vào một đoạn của các tuyến đường Trường Chinh, Láng để quay đầu tạo ra một khung cảnh tắc nghẽn kéo dài trong nhiều giờ.
Như vậy, chỉ trong khoảng 3 năm trở lại đây, ngành GTVT Hà Nội có đến 3-4 lần tổ chức lại giao thông ở nút giao Ngã Tư Sở. Thực tế cho thấy, tình trạng ùn tắc ở nút giao này không giảm sau mỗi lần điều chỉnh hướng đi của các phương tiện.
Anh Mai Tiến Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: "Quá khổ với cái ngã tư này. Do tính chất công việc nên tôi sống tại khu Vương Thừa Vũ, ngày nào cũng mất 1 - 2 tiếng vật lộn tại khu vực Ngã Tư Sở.
Từ khu vực trên cao, lượng xe đổ về nhiều gây ra ùn tắc giao thông, khiến nút giao này luôn quá tải", anh Nam nói.
Anh Dương Đình Hạnh (25 tuổi) cho biết, vào những hôm trời mưa, lưu lượng xe di chuyển tại khu vực nút giao này đông nghịt khiến các phương tiện phải mất nhiều giờ để di chuyển.
“Tan tầm, tôi cảm thấy khá khó chịu vì cả ngày đã đi làm mệt, đến lúc về nhà lại phải chen chúc, chờ đợi nay nút giao này. Không ít lần tôi chứng kiến xung đột giữa các phương tiện khi cố gắng di chuyển", anh Hạnh chia sẻ.
Anh Lưu Hoàng Hà (40 tuổi, tài xế xe ôm công nghệ) cho biết, khu vực này thường xuyên tắc. Dù hướng đi Nguyễn Trãi ra Tây Sơn và ngược lại đã bị rào chắn không cho các phương tiện lưu thông nhưng tình trạng ùn tắc không giảm.
“Vì làm xe ôm khu vực này từ lâu, nên việc di chuyển qua lại nút giao này là điều chúng tôi thường xuyên làm. Dù vậy, giờ cao điểm, chúng tôi phải mất từ 20 - 30 phút mới thoát ra được đoạn đường trên. Tôi nghe thành phố có phương án làm đường nhánh với mong muốn giải quyết tình trạng tắc nghẽn, tôi hoàn toàn ủng hộ”, anh Hà bày tỏ.
Người dân sống gần khu vực nút giao Ngã Tư Sở hoàn toàn ủng hộ và mong muốn nhanh chóng xây dựng nhánh liên kết trên cao để làm giảm áp lực ùn ứ từ các phương tiện lưu thông. Đồng thời, người dân cũng mong muốn thành phố có phương án giải quyết hợp lý để tránh ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông trong quá trình xây dựng.
"Khi nghe tin Hà Nội sắp xây dựng nhánh chuyển tiếp từ Vành đai 2 trên cao xuống đường Nguyễn Trãi, tôi rất ủng hộ và mong muốn dự án nhanh chóng hoàn thiện, để phương tiện dễ dàng lưu thông qua nút giao Ngã Tư Sở”, anh Mai Tiến Nam nói.
"Nếu thành phố làm được đường nhành, tôi tin sẽ giảm áp lực cho khu vực này. Nhưng nếu phương án được thực hiện, tôi mong cơ quan chức năng sẽ có bài toán để xây dựng nhanh chóng, phân làn hợp lý, tránh tình trạng ùn tắc khi rào chắn làm đường", anh Hoàng Hà nói.
Trước đó, thông tin với báo chí, ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phân tích, 50% lưu lượng phương tiện từ đường trên cao đổ xuống rẽ trái về Hà Đông, do vậy giải pháp làm nhánh kết nối để dẫn thẳng đoàn xe xuống đường Nguyễn Trãi là tối ưu.
"Ngã Tư Sở, chúng tôi đã tính đến phương án xử lý trước các nhánh chuyển tiếp từ đường trên cao rẽ trái về phía Hà Đông, loại bỏ các giao cắt là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên hiện nay còn nghiên cứu các giải pháp làm sao để hài hòa được việc giai đoạn trước mắt và cũng như kế thừa được giai đoạn tiếp theo khi Vành đai 2 trên cao được xây dựng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy một cách hiệu quả nhất", ông Thành cho biết.
Nhiều người dân Thủ đô bày tỏ hi vọng việc làm nhánh chuyển tiếp từ Vành đai 2 trên cao xuống đường Nguyễn Trãi sẽ giảm ủn tắc tại Ngã Tư Sở.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.