Làng nghề
-
Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại là ở Trung Quốc cách đây gần 5.000 năm. Sau nhiều thế kỷ cố giữ bí mật về nghề dưới chế độ phong kiến Trung Quốc, cuối cùng nghề này đã bị phát tán tới Hàn Quốc và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
-
Đào phai xã Kim Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) được ví như kỳ hoa bởi thế dáng, sắc hoa đẹp một cách tự nhiên mang nét độc đáo riêng. Không những thế, nhờ kỳ hoa hàng trăm hộ dân trở thành "triệu phú" chỉ sau một mùa hoa.
-
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm gốm truyền thống Thanh Hà (khối phố Nam Diêu, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), anh Lê Văn Nhật (36 tuổi) luôn thổn thức một tình yêu với gốm. Để rồi sau nhiều năm mưu sinh với đủ nghề, anh lại quyết định trở về để khởi nghiệp và phát triển nghề gốm của cha ông.
-
Những ngày cận Tết, làng Hoạch An (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch mùi già, phục vụ nhu cầu tắm nước lá mùi đón năm mới của người dân. Dù công đoạn gieo trồng phức tạp "như chăm đứa trẻ con" nhưng người dân làng Hoạch An vẫn đang từng ngày gìn giữ phong tục cha ông để lại.
-
Từng có thời kỳ rơi vào khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh, chất lượng làng nghề, Bát Tràng hôm nay đã đổi thay mạnh mẽ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trở thành mô hình sáng về phát triển làng nghề “xanh” của Thủ đô.
-
Ở miền Tây, vào những ngày Tết cổ truyền, ngoài món bánh tét đặc trưng thì món bánh phồng cũng là món bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vào những ngày cận Tết, tại làng nghề bánh phồng có tuổi đời gần trăm năm ở An Giang luôn đỏ lửa xuyên đêm để đủ hàng bán Tết.
-
Dù không còn hưng thịnh nhưng một số hộ dân ở TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) vẫn còn duy trì nghề làm mứt truyền thống với kỹ thuật và hương vị rất riêng. Đó là làng làm nghề mứt gừng, thường được gọi với tên chung là mứt gừng Bình Nhâm.
-
Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) những ngày này đang tất bật vào vụ sản xuất để kịp phục vụ cho bà con dịp Tết Nguyên đán 2024. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới giúp tiết kiệm thời gian làm bánh song vẫn đảm bảo chất lượng hàng bán ra thị trường.
-
Những ngày này, nhiều hộ dân tại làng nướng cá ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) ngày đêm "đỏ lửa", bận rộn không kịp nghỉ ngơi tay để cung cấp đủ sản phẩm phục vụ cho thượng khách nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần.
-
Từng rất nhộn nhịp vào mỗi dịp cận Tết, làng trống Bắc Thai, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) năm nay rơi vào cảnh trầm lắng, các gia đình sản xuất trống giảm sản lượng do nhu cầu thấp. Bà con làng trống như ngồi trên đống lửa, lo “mất Tết”.