Cũng như phong tục tại nhiều nơi khắp cả nước, ngay từ sáng nay (8.2), nhiều gia đình tại TP.Lạng Sơn đã làm cơm cúng và thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Nhiều người chọn con sông Kỳ Cùng là địa điểm để thả cá chép vàng, nhưng một số lại thả ở những con suối, khe nước ngay gần nhà. Tại khu vực chân Cầu Ngầm rất nhiều người mang cá chép ra đây thả. Theo quan niệm, khi thả cá, người dân thường đốt tiền và tro hương xuống cùng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước và cảnh quan.
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm có gà luôc, bánh đa nem, giò, nem chua, miến và một món không thể thiếu đó là bánh chưng xanh.
Giờ tan tầm, khoảng 16h -17h, nhiều gia đình mới mang cá chép ra khu vực cầu Ngầm để thả.
Những tấm biển được lắp đặt để nhắc nhở, nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Năm nay lực lượng Công an, tổ dân phố và Đoàn Thanh niên túc trực, quản lý nhắc nhở người dân nên không còn tình trạng vớt cá và vứt rác bừa bãi.
Một vài người có đốt tiền vàng mã để hoàn tất các thủ tục cho ông Táo về trời theo quan niệm, nhưng rất hạn chế.
Đây là khu vực mà hàng năm người dân Lạng Sơn đổ dồn ra đây để thả cá chép.
Hàng đàn cá chép vàng bơi lội quanh khu vực chân cầu Ngầm.
Năm nay, Công an địa phương phối hợp cùng với Đoàn thanh niên túc trực để nhắc nhở, quản lý tình trạng bắt cá cũng như đốt tiền vàng mã gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chị Hứa Thị Hoa, một người dân sinh sống quanh khu vực cầu Ngầm- nơi thả cá cho biết: Năm nay không có tình trạng người thả kẻ bắt như mọi năm. Năm ngoái nhiều người trong đó có người lớn và trẻ em nào vợt, nào lưới quây túc trực sẵn cách đó một đoạn để bắt cá...
Với sự phối hợp quản lý chặt chẽ của các đơn vị tại địa phương nên tình trạng này đã không còn tái diễn, ý thức của người dân được nâng cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.