Lý do cho lệnh cấm là vì các quan chức lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể ra lệnh cho các công ty nói trên theo dõi hoạt động của các binh sĩ hoặc tìm kiếm thông tin liên lạc của họ, mặc dù cả Huawei và ZTE đều phủ nhận những điều này.
Huawei tiếp tục bị chính phủ Mỹ gây khó trong hoạt động bán điện thoại.
Trong khi Lầu Năm Góc không thể ngăn chặn các thành viên quân đội sử dụng điện thoại Huawei hoặc ZTE cho mục đích cá nhân thì việc cắt đứt đường cung cấp cốt lõi có thể giúp giảm tính phổ biến của chúng. Ngoài ra, quân đội vẫn có thể nhận được lời khuyên trong việc mua sắm thiết bị.
Cả ZTE và Huawei đều nằm trong số các đối tượng của một dự luật mà quan chức Mỹ đưa ra vào tháng Giêng nhằm tìm cách cấm các công ty này tham gia các hợp đồng với chính phủ Mỹ, mặc dù dự luật vẫn chưa tiến triển. Điện thoại của ZTE và Huawei ít phổ biến tại Mỹ so với các thị trường khác, bao gồm Đức, nơi Mỹ có cơ sở hạ tầng quân sự lớn.
Lệnh cấm này phản ánh mối quan ngại lâu dài của chính phủ Mỹ đối với điện thoại đến từ Trung Quốc. Trong năm 2012, Ủy ban Tình báo Quốc hội (CIC) tuyên bố trong một báo cáo rằng Huawei và ZTE là những công ty có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Báo cáo cáo buộc các công ty này đã không hợp tác trong cuộc điều tra của ủy ban và từ chối làm rõ mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc. CIC cũng nhấn mạnh các hành vi tham nhũng, hối lộ và phân biệt đối xử tại Huawei.
Chính phủ Mỹ đã thắt chặt hơn nữa các hoạt động kiểm soát của mình trong thời gian gần đây. Vào tháng Hai, các cơ quan tình báo của Mỹ đã cảnh báo người dùng nước này tránh mua điện thoại Huawei do những mối lo ngại về an ninh. Tháng trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tái ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với các thành phần điện thoại ZTE sau khi công ty bị cáo buộc vi phạm một thỏa thuận đưa ra trước đó, nơi ZTE đã che giấu việc cung cấp bất hợp pháp các thiết bị tới Iran và Bắc Triều Tiên.
“Chúng tôi bày tỏ chính kiến của mình và sẵn sàng đứng lên, chúng tôi không ngồi trong im lặng“, Cook nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.