Liên kết chuỗi giá trị nông sản - ai cũng biết là tốt, là hay, nhưng sao vẫn "bể kèo" liên tục?

Nguyên Vỹ Thứ năm, ngày 29/04/2021 16:11 PM (GMT+7)
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá các liên kết chuỗi nông sản bằng hợp đồng bền chặt còn ít. Tình trạng “bể kèo” vẫn liên tục diễn ra dù đã có khung pháp lý.
Bình luận 0

Chuỗi giá trị nông sản còn "bể kèo"

TS. Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá như thế tại Hội nghị thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản và tận dụng cơ hội xuất khẩu từ các FTA thế hệ mới tổ chức ở Đồng Nai, ngày 29/4.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi khai mạc hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi khai mạc hội nghị

Hội nghị do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Phòng VCCI – TP.HCM tổ chức.

Hội nghị nhằm đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị tại Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung. Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng nông sản, chất lượng chuỗi giá trị nông sản để tận dụng cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

Ông Trần Lâm Sinh – Phó giám đốc sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có 277.000ha đất nông nghiệp; có 174 HTX nông nghiệp với 3.692 thành viên.

Đồng Nai hiện có 84 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt và 29 chuỗi chăn nuôi.

Theo ông Sinh, các HTX, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của liên kết. Đồng Nai cũng bắt đầu hình thành các chuỗi giá trị khép kín mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Đồng Nai hiện có 84 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, với quy mô hơn 16.367ha

Đồng Nai hiện có 84 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, với quy mô hơn 16.367ha

Tuy nhiên nhìn chung, vẫn còn nhiều đơn vị, cá nhân chủ trì liên kết còn hạn chế về năng lực tài chính, năng lực quản trị. Vì thế chuỗi khó đảm bảo tính bền vững.

Việc liên kết để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn còn gặp khó khăn về chính sách đất đai khi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khác còn khó khăn.  

"Với chính nông dân, nhận thức về nghĩa vụ tham gia chuỗi còn hạn chế", ông Sinh nói.

Đồng Nai hiện có 29 chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Đồng Nai hiện có 29 chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Thiếu ngân sách thực hiện chính sách chuỗi giá trị

Trên quy mô cả nước, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, chuỗi liên kết chế biến tiêu thụ nông sản cả nước có 4 tác nhân tham gia gồm: 241 tổ chức khoa học; 531.904 nông hộ; 3.219 HTX; 1.594 doanh nghiệp liên kết với HTX và nông dân.

Cả nước hiện có 1.599 chuỗi nông sản an toàn, với 2.362 sản phẩm; 2.981 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, chuỗi giá trị nông sản hiện nay còn khá nhiều hạn chế. Nhiều tỉnh thành còn chậm ban hành các văn bản để cụ thể hóa chính sách hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản.

Nhiều địa phương chưa phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ. Số đề án, dự án liên kết của tỉnh, thành được phê duyệt đến nay còn quá ít, cả nước mới chỉ có 321 dự án liên kết được duyệt.

TS. Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

TS. Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Theo TS. Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hạn chế đầu tiên là quy mô các chuỗi liên kết còn nhỏ. Cả quy mô sản xuất và quy mô doanh thu đều nhỏ thì khả năng thu hút nông hộ tham gia liên kết rất hạn chế.

Hạn chế thứ hai là các liên kết hiện nay còn lỏng lẻo. Các liên kết chuỗi nông sản bằng hợp đồng bền chặt còn ít; tình trạng "bể kèo" vẫn liên tục liên tục diễn ra dù đã có khung pháp lý.

Thứ ba là các liên kết tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh còn ít. Nhiều liên kết vẫn còn đứt đoạn, có khi chỉ dừng lại ở cung ứng vật tư hoặc sản xuất là dừng lại.

Cuối cùng là các liên kết chuỗi giá trị tạo ra hiệu quả chưa cao, còn nhiều rủi ro nên tính lan tỏa còn hạn chế.

TS. Thịnh đánh giá liên kết trong chuỗi giá trị là nhu cầu tất yếu để tồn tại và cạnh tranh.

TS. Thịnh đánh giá liên kết trong chuỗi giá trị là nhu cầu tất yếu để tồn tại và cạnh tranh.

TS. Thịnh đánh giá, thế giới đang sống trong bối cảnh biến đổi nhanh, nhiều, bất định và phức tạp với nhiều nguyên nhân và phi truyền thống. Việc liên kết trong chuỗi giá trị là nhu cầu tất yếu để tồn tại và cạnh tranh.

Về giải pháp mang tính gợi mở chung, TS. Thịnh cho rằng, ngoài nỗ lực tự thân của các tác nhân trong chuỗi, nhà nước cũng có vai trò rất lớn. Bỡi vì, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhiều nhưng thiếu ngân sách thực hiện chính sách.

Mắc mứu lớn nhất khi muốn đầu tư nằm ở chính sách đất đai. Nhiều đơn vị có tiền nhưng ko xây dựng được do không có đất sạch đã được chuyển đổi mục đích đất phù hợp.

Nông dân Việt Nam giỏi trong giải pháp mang tín ứng phó nhưng hạn chế khi sản xuất tiêu chuẩn. Trình độ nhân lực hiện nay không thể sử dụng kinh nghiệm cũ mà cần 1thế hệ giỏi cả sản xuất và kinh doanh. Việc này cũng cần nhà nước chung tay hỗ trợ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem