Liet si

  • Sau khi anh Phạm Văn Thời (SN 1982), trú tại xóm Yên Ngư, xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã dũng cảm hi sinh khi cùng 3 người dân cứu sống 2 ngư dân gặp nạn trên biển. Anh mãi mãi ra đi để lại vợ và 2 đứa con còn thơ dại.
  • Chiều 16.1, ông Hoàng Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, chiều 15.1, chính quyền xã cùng UBND huyện Nghi Xuân đã tổ chức lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân gia đình liệt sĩ Phạm Văn Thời (SN 1982, trú thôn Yên Ngư, xã Xuân Yên) - hy sinh khi dũng cảm cứu người bị nạn trên biển ngày 30.11.2013.
  • Hành trình gian nan 10 năm đi đòi đất của bà Lê Thị Minh Đức, con gái liệt sĩ kháng chiến chống Pháp và có chồng là liệt sĩ kháng chiến chống Mỹ. Dù bản án phúc thẩm đã có hiệu lực của Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên, nhưng đến nay cơ quan Thi hành án huyện Tiên Lữ vẫn chưa thực hiện.
  • Một ngày tháng 10.1968 tại Đồi Cát, xã Gio Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị đã diễn ra trận đánh bi hùng. 32 chiến sĩ đã hy sinh sau trận đánh, địch dùng xe tăng chà nát trận địa. Trong suốt 20 năm sau đó, người duy nhất sống sót đã trở lại nơi chiến trường năm xưa, quyên tiền, tìm cách dựng ở đây tấm bia tưởng niệm cho những liệt sĩ là đồng đội của ông.
  • Một người dân tình cờ phát hiện bộ hài cốt trong một con tàu và mang chôn nơi cồn cát. Hài cốt đó nhanh chóng được xác định là liệt sĩ đoàn tàu không số Nguyễn Văn Koỏng, dù trước đó bao cuộc tìm kiếm vẫn vô vọng.
  • Một tượng đài kỷ niệm Lữ đoàn – được gọi là Lữ đoàn Tất Thắng- sắp được khởi công tại TP.Nam Định (nơi phát tích của đơn vị). Đó là sự vinh danh xứng đáng với một đơn vị quân đội có “tuổi đời” gần 70 năm.
  • Sáng 21.10, tại Đảo Tuần Châu (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) gần 100 cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sĩ tham gia đường Hồ Chí Minh trên biển của tỉnh Quảng Ninh đã hành lễ nghiêm trang thả vòng hoa mang dòng chữ “Kính viếng hương hồn các liệt sĩ” ra biển vịnh Hạ Long. 
  • 25 năm qua, ông thầm lặng vượt núi cao, suối sâu đi tìm hài cốt đồng đội đưa về quê hương chôn cất. Ông làm việc đó, đơn giản chỉ vì muốn trả ơn đồng đội. Ông là Trần Kiệm (70 tuổi), thương binh hạng 3/4, trú tại khu phố 9, phường 5, TP.Đông Hà, Quảng Trị.
  • Đó là lời tâm huyết của bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói khi nhắc đến Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH (NTNN số 248). Còn hơn 1 tháng thông tư này mới có hiệu lực, nhưng ngay từ bây giờ gia đình các mẹ đã cảm thấy được an ủi phần nào.
  • “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”. Từ dòng sông lịch sử đó nhìn về bờ bắc có một tượng đài mang trên mình 20 giọt máu đào và tên của 19 liệt sĩ Trung đội Mai Quốc Ca đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị tháng 4.1972.