Loại rau chỉ cần tưới nước lã cũng tốt um như cỏ có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên mà ít người biết

N.A Thứ hai, ngày 21/08/2023 18:50 PM (GMT+7)
Rau răm không thể thiếu trong các món như: Trứng vịt lộn, thịt giả cầy... Không chỉ là rau gia vị, rau răm còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Đặc biệt rau răm cực kỳ dễ trồng, chỉ cần tưới nước lã cũng đủ để cây rau gia vị này tốt um.
Bình luận 0

Rau răm có rất nhiều ở mọi vùng miền tại Việt Nam. Trong đời sống ẩm thực, rau răm có thể dùng để làm gia vị trộn các món nộm, gỏi hoặc ăn cùng trứng vịt lộn, cháo trai, nấu với một số loại hải sản…

Dù có nhiều công dụng, kết hợp chế biến được nhiều món ăn nhưng loại rau này lại dính lời đồn ăn vào bị yếu sinh lý. Chính điều này khiến chị em cũng hạn chế ăn, chế biến cũng không dám cho mạnh tay.

Loại rau chỉ cần tưới nước lã cũng tốt um như cỏ có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên mà ít người biết - Ảnh 1.

Không những không gây yếu sinh lý như lời đồn khi ăn với lượng nhỏ, rau răm còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe

Trước những thông tin trên, nhà khoa học, lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện Hàm lâm Khoa học và Cộng nghệ Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết lời đồn ăn rau răm bị yếu sinh lý đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên điều này rất khó kiểm chứng vì thực tế chưa ai ăn nhiều đến mức liệt dương.

Rau răm còn có tên là thủy liễu. Tên khoa học là Polygonum odoratum Lour. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae. 

Rau răm sống hằng năm, toàn thân rễ và lá vò đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ, có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao chừng 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn.

Rau răm được trồng ở khắp nơi nước ta chủ yếu để làm gia vị. Một số người hái thân và lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi, không phải chế biến gì khác. Toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.

Rau răm - rau gia vị, vị thuốc quý - Ảnh 1.

Rau răm vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, rau răm chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng để làm gia vị. Mỗi ngày dùng 15-20g thân và lá tươi.

Có người cho rằng rau răm có tác dụng làm giảm ham muốn tình dục cho nên nhiều người e ngại khi sử dụng rau răm.

Ngoài ra, rau răm còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị kém ăn, chữa rắn cắn.

Rau răm - rau gia vị, vị thuốc quý - Ảnh 2.

Trứng vịt lộn ăn kèm rau răm.

Chữa rắn cắn, dân gian cho rằng, khi bị rắn cắn hái lấy khoảng 20 ngọn rau răm giã nát vắt lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Tuy nhiên, đây là bài thuốc được truyền miệng và sử dụng khi ngày xưa y học chưa phát triển, ngày nay nếu không may bị rắn cắn tốt nhất người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Chữa hắc lào: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sạch. Rau răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu, kích thích tiêu hóa, tăng thêm hương vị món ăn. Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến…

Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay, tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu độc... Trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn, làm dịu tình dục...

Rau răm - rau gia vị, vị thuốc quý - Ảnh 3.

Rau răm là thứ rau gia vị không thể thiếu trong món nộm gà.

Kinh nghiệm dân gian ăn tôm cá bị đau bụng đi ngoài, hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống.

Theo Lương y Minh Phúc, một số phương thuốc có dùng rau răm:

-Chữa say nắng : Rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.

-Chữa cảm cúm: Rau răm 50g, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.

-Chữa mụn nhọt mới phát: Rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.

-Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ chân bị nước ăn.

-Chữa vết thương lở loét lâu lành: Rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.

-Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

-Chữa rôm sẩy: Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

Lưu ý: Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn. Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm.

Cách trồng rau răm cực đơn giản tại nhà

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống rau răm

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng rau răm. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình, trũng. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Loại rau chỉ cần tưới nước lã cũng tốt um như cỏ có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên mà ít người biết - Ảnh 5.

Trong đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, ích vị, tiêu thực… Loại rau này còn giúp làm ấm cơ thể, điều hòa tính lạnh của thức ăn nên rau răm thường được chế biến cùng với những món ăn mang tính hàn hoặc khó tiêu.

Giống; Rau răm thường được nhân giống bằng cành. Cây giống bạn nên chọn những cành khỏe, mập mạp, không sâu bệnh.

2. Trồng rau răm

Khi trồng, nên cắt cây thành từng đoạn dài 12 -15cm, có khoảng 5 - 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành, sau đó dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Sau khi trồng xong nên tưới nước đẫm, che mát cho cây khoảng 10 ngày.

Loại rau chỉ cần tưới nước lã cũng tốt um như cỏ có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên mà ít người biết - Ảnh 6.

Tính nóng của rau răm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng.

3. Chăm sóc rau răm

Sau khi trồng từ 7 - 10 ngày, rau răm sẽ bén rễ, lá xanh ở nách, ngọn bắt đầu nhú ra. Khi đó, ta tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 10 - 15 ngày bón 1 lần.

Ngoài bón phân, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Tiến hành vun xới, nhổ cỏ cho rau răm.

Loại rau chỉ cần tưới nước lã cũng tốt um như cỏ có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên mà ít người biết - Ảnh 7.

Khi rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.

Cắt tỉa các cành dài hoặc cắt luân phiên từng đám. Cây cần được cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 - 5cm. Người trồng nên bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem