Lợi cả đôi đường

Thứ hai, ngày 26/07/2010 14:16 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tại hai Hội nghị giao ban về Đề án Dạy nghề cho lao động, nông thôn tới năm 2020 (7-2010) đã diễn ra 20 Lễ ký kết đào tạo giữa doanh nghiệp và địa phương. Hoạt động này được đánh giá là “lợi cả đôi đường”.
Bình luận 0
img
Dạy nghề cơ khí tại Trường Trung cấp nghề tỉnh Kon Tum.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần May 10 cho biết: Năm 2010 Công ty dự kiến sẽ tuyển thêm 2.000 lao động có trình độ sơ cấp đến cao đẳng để chuyển dịch và mở rộng sản xuất về khu vực nông thôn.

Để giúp lao động đỡ phải đi lại học nghề và được đào tạo bài bản, Công ty đã kết hợp với Trường Cao đẳng nghề Long Biên xây dựng mô hình thí điểm “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty” cho lao động nông thôn tại các địa phương mà Tổng Công ty May 10 đầu tư, như: Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Thiệu Hóa (Thanh Hóa), Đông Hưng (Thái Bình)…

Với mô hình đào tạo này, doanh nghiệp và nhà trường chủ động trong việc tuyển sinh đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo; tiết kiệm chi phí, thời gian của người học và doanh nghiệp…

Ông Lê Hùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam cho biết, với người học là nông dân, cái khó nhất là giúp họ học tại chỗ và làm được nghề. Mô hình nói trên giải quyết được cái “khó” đó, ít nhất 90% lao động được học nghề tại địa phương; được thực hành tại nhà máy, đảm bảo sau khi tốt nghiệp không phải đào tạo lại và có việc làm ngay. “Đó là cách làm lợi cả đôi đường” - ông Hùng đánh giá.

Cùng với Công ty May 10, các doanh nghiệp khác như Công ty Ngân Sơn, Tập đoàn Vinashin... cũng áp dụng mô hình đào tạo nghề này. Chẳng hạn như Công ty Ngân Sơn chủ động mở hàng loạt lớp dạy nghề trồng và sơ chế thuốc lá tại các địa phương dự kiến mở vùng nguyên liệu.

Ông Nguyễn Văn Hùng (xã Lâu Thượng, Võ Nhai, Thái Nguyên) cho biết, tháng 5-2010, ông cũng tham gia lớp học nghề trồng cây thuốc lá. “Học tại chỗ, áp dụng làm tại chỗ nên chúng tôi không bỡ ngỡ, không phải đi lại vất vả” - ông Hùng chia sẻ.

Sau tháng 7-2010, sẽ có 8.600 lao động trong cả nước được đào tạo nghề theo mô hình này (laod động nghèo, dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ theo Quyết định 1956/QĐ-TTg), hy vọng những “hạt nhân” học nghề sẽ có việc làm ổn định, cải thiện kinh tế cho những vùng quê nghèo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem