“Chưa ai gọi báo triệu chứng DTHCP, chỉ có vài cuộc gọi nhờ tư vấn phòng ngừa dịch”, ông Phí thông tin.
Được biết, Long An là tỉnh đầu tiên trong cả nước công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin DTHCP.
Người nuôi heo trên địa bàn tỉnh Long An được khuyên cáo nếu phát hiện dấu hiệu dịch phải báo ngay đến đường dây nóng của cơ quan chức năng.
Ông Phí cho biết, Chi cục khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, tăng cường phòng, chống dịch bệnh và báo cáo ngay khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo số điện thoại đường dây nóng.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, Long An là cửa ngõ vận chuyển heo vào các tỉnh, thành miền Tây; tập trung nhiều cơ sở giết mổ và thu gom động vật nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh khá cao. Trên địa bàn tỉnh này đang tập trung 42 cơ sở giết mổ lớn, 11 điểm thu gom động vật. Mỗi đêm, Long An cung cấp thị trường TP.HCM khoảng 2.500 con heo.
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện chưa phát hiện trường hợp DTHCP.
Nhân viên thú y đang kiểm tra xe chở heo đi qua chốt kiểm dịch động vật ở Bến Lức (Long An). Long An tổ chức kiểm soát các phương tiện chở heo qua địa bàn 24/24.
Tỉnh đã tổ chức thành lập 8 chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn nhằm kiểm tra, kiểm soát lượng heo qua địa bàn 24/24.
Hiện, DTHCP đã lan đến tỉnh Thừa Thiên - Huế, nâng tổng số tỉnh trong nước bị dịch tả lợn châu Phi tấn công là 20 tỉnh, thành.
Bên cạnh đó, DTHCP cũng đã bùng phát tại một số tỉnh của Campuchia giáp ranh tỉnh Tây Ninh, có khả năng lây sang các tỉnh biên giới của Việt Nam theo đường tiểu ngạch, trong đó có Long An.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.