Lục bình -Loại rau lạ và sạch nhưng không mới xưa cho lợn ăn giờ thành đặc sản, vị thuốc chữa bệnh:
Loại rau lạ nhưng không mới xưa chỉ cho lợn ăn giờ thành đặc sản gây nghiện, món sang khó kiếm
An Nguyên
Thứ tư, ngày 29/03/2023 14:19 PM (GMT+7)
Nói lạ nhưng không mới bởi đây là một loại rau (loại cây) vô cùng quen thuộc ở các vùng quê, trước kia, loại rau này thường được sử dụng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn thế nhưng gần, loại rau này trở lại và thành đặc sản gây nghiện, món sang khó kiếm. Loại rau đang được nhắc tới ở đây chính: lục bình.
Người miền Bắc gọi đây là bèo Tây, người miền Nam kêu nó là cây lục bình. Và không biết từ khi nào thứ bèo ấy trở thành loại rau chế biến món ăn… lạ miệng của người dân phố thị.
1. Loại rau lục bình thực chất là rau gì?
Lục bình là loại cây mọc hoang dại khắp các ao, hồ, sông rạch có nhiều công dụng trong đời sống. Trong đó, thân cây lục bình có thể làm thức ăn cho gia sục hoặc làm phân bón, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Thế nhưng ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, cây lục bình (loại rau lục bình) được coi là đặc sản, dùng làm món ăn khai vị, thu hút thực khách bởi hương vị vô cùng hấp dẫn.
Người miền Tây thường bẻ những ngó non của loại rau lục bình và hái nguyên cả chùm bông lục bình đem về rửa sạch sau đó chế biến các món ăn. Lục bình nở rộ từ sáng sớm, khi sương đêm còn đọng ướt trên từng chiếc lá xanh và tàn héo lúc mặt trời lăn. Vì vậy muốn hái được nhiều bông, đọt lục bình tươi ngon phải hái chúng vào lúc sáng sớm.
2. Lục bình làm món gì ngon?
Cánh bông lục bình mỏng như lụa, dễ dập nát nên khi rửa bông phải cẩn thận "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" thì rửa xong bông mới còn nguyên. Vị bông ngòn ngọt, mát mát, nhai vừa mềm và giòn xốp nhờ phần đài hoa.
Ngó non của cây lục bình hái về rửa sạch, dùng nấu canh chua với cá nóc – một món ngon độc đáo mà đậm chất dân dã của người miền Tây, hay dùng ngó non cây lục bình làm chua sau đó chấm với nước mắm cá nướng. Cầu kỳ hơn có thể làm gỏi từ ngó lục bình. Ngó lục bình sau khi hái về, rửa sạch, dùng dao gọt đi phần vỏ của ngó – nằm ở phần cuối của ngó dùng để nối cây con với cây mẹ. Sau khi làm sạch ngâm với nước dấm, đường, để qua đêm và trộn với thịt gà luộc, ăn kèm với tráng thì ngon tuyệt cú mèo.
Ngoài ra, ngó non và bông xào với tóp mỡ, chấm nước mắm ăn cùng cơm nóng cũng tuyệt cú mèo. Nếu "sang" hơn, kiếm mớ tép bạc và xào lục bình. Đĩa lục bình xào tép chấm với nước tương hoặc nước mắm vắt chanh, dầm trái ớt hiểm thì ăn no cơm. Đây là món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước.
Với người miền Bắc, giờ đây bèo tây cũng đã trở thành đặc sản, thành món ăn sang khó kiếm. Nấu canh bèo tây, làm nộm bèo hay xào bèo với thịt, bò, tôm… thành đặc sản không phải muốn mà có. Ngày xưa, người dân nghèo khó mới biết đến món ăn từ rau lục bình, nhưng nay, tiếng lành đồn xa. Lục bình đã có mặt ở nhiều quán ăn sang trọng trong thành phố được dân sành ăn ưa thích. Chính vì thế thứ "rau đồng nội" này đã được các nhà hàng sáng tạo chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn níu giữ thực khách gần xa.
3. Công dụng và những lưu ý khi sử dụng lục bình
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học và thực Phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), cho biết bèo tây (lục bình) giống như những loại rau khác, có thể làm thực phẩm cho người, cho gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng lưu ý, khi hái lục bình để chế biến các món ăn thì tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Bởi những vùng nước như thế trong nước thường có chứa kim loại nặng, lục bình lại là loại có tác dụng làm sạch nước.
Theo đó, lục bình sẽ hút kim loại nặng cộng với những chất khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại lục bình đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người.
Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm thực phẩm, lục bình còn có vị nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết... Dân gian thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5-8 g trong 100 g bèo) đắp, bó.
Ở Ấn Độ, hoa bèo còn được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Còn tại Việt Nam, người ta thường dùng bèo tây làm thuốc chữa các vết thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Dùng lá bèo rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp dàn đều lên chỗ sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, đắp 1-2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.