Lươn nuôi dày đặc, toàn con to mà một chi hội ở Kiên Giang chưa bán được vì giá lươn lỗ, đến khổ!
Lươn nuôi dày đặc, toàn con to mà một chi hội ở Kiên Giang chưa bán được con nào, vì sao?
Thứ sáu, ngày 26/01/2024 06:46 AM (GMT+7)
Chi hội trưởng chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nói: “Lươn nuôi hiện bán xô cho thương lái ở mức 70.000-75.000 đồng/kg. Lươn loại 1 (cỡ 5 con/kg) có giá 110.000-120.000 đồng/kg. Hiện chi hội còn hơn 5 tấn lươn thương phẩm chưa xuất bán được vì bán sẽ lỗ ít nhất 20.000 đồng/kg”.
Theo các hộ nông dân nuôi lươn các huyện Giồng Riềng, huyện Châu Thành, huyện An Biên (Kiên Giang) cho biết, hiện giá lươn thịt nuôi giảm còn 70.000-75.000 đồng/kg, thấp hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so cách đây 1 tháng và giảm từ 60.000-65.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2023.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) bên bể nuôi lươn không bùn của gia đình. Ông Hải cho biết, giá lươn thương phẩm giảm khiến chi hội đang tồn đọng hàng tấn lươn.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Lươn nuôi hiện được nông dân bán xô cho thương lái ở mức 70.000-75.000 đồng/kg. Lươn loại 1 (cỡ 5 con/kg) có giá 110.000-120.000 đồng/kg. Hiện chi hội còn hơn 5 tấn lươn thương phẩm chưa xuất bán được vì bán sẽ lỗ ít nhất 20.000 đồng/kg”.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, giá lươn giảm do thời gian qua, nông dân trong tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận đẩy mạnh phát triển nuôi lươn, nhất là nuôi lươn theo mô hình nuôi không bùn, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp nên nguồn cung lươn thịt đang rất dồi dào.
Nguồn cung lươn tại các địa phương tăng trong khi đầu ra xuất khẩu đang có phần chậm là nguyên nhân khiến giá lươn giảm mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.