Tại sao Trung Quốc không thích lựa chọn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông chọn Bộ trưởng Quốc phòng tiếp theo của Nhật Bản là một phụ nữ tài sắc Tomomi Inada?
Trung Quốc đã cáo buộc tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada xuyên tạc lịch sử sau khi bà từ chối đề cập tới vấn đề liệu binh sĩ Nhật Bản có từng thảm sát dân thường Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 hay không.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bày tỏ "sự phẫn nộ" trước những bình luận của bà Inada, đồng thời tuyên bố có bằng chứng không thể bác bỏ về cuộc thảm sát Nam Kinh. Tuyên bố có đoạn viết: "Việc bà ấy công khai phủ nhận... sự thật rõ ràng là một nỗ lực nhằm che đậy lịch sử xâm lược của Nhật Bản và thách thức trật tự quốc tế bằng hành động khôi phục chủ nghĩa quân phiệt.
Chúng ta phải chỉ ra rằng đối mặt với lịch sử là nền tảng để giải quyết những vấn đề lịch sử. Nếu lịch sử bị phủ nhận, quan hệ Trung-Nhật sẽ không có tương lai".
Trước đó hôm 4.8, trả lời báo giới, bà Inada tuyên bố những hành động trong quá khứ của Nhật Bản có bị coi là một cuộc xâm lược hay không, liệu có nên "phụ thuộc vào quan điểm của một phía", và bà cho rằng việc bà bình luận về vấn đề này là không "thích hợp
Bà Tomomi Inada được biết đến với giữ quan điểm tương tự với Thủ tướng Shinzo Abe về các vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại, và đã thường xuyên đến ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni Shrine ở Tokyo, mà Trung Quốc và Hàn Quốc coi như là một biểu tượng của quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Sự lựa chọn của Thủ tướng Abe được chính giới Trung Quốc cho rằng sẽ “làm đảo lộn giá trị lịch sử chiến tranh mà cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều nhìn nhận nghiêm túc”.
Bà Inada là đồng minh thân cận của Thủ tướng Abe.
Từng là người đứng đầu ban chính sách đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, cũng là chính trị gia thường xuyên ghé thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi thờ tự các binh sĩ Nhật Bản tử trận trong chiến tranh, bà Inada nhiều khả năng sẽ khiến hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc cảm thấy khó chịu.
Bà Inada cũng được biết đến là người theo trường phái “diều hâu” với những quan điểm cứng rắn trong chính sách đối với Trung Quốc và Triều Tiên.
Inada cũng là một trong số những người đã phủ nhận rằng quân đội Nhật đã ép buộc phụ nữ từ khắp châu Á làm nô lệ tình dục trong những thập niên đầu của thế kỷ trước.
Quan hệ của Nhật Bản với cả Bắc Kinh và Seoul thường bị xói mòn bởi những di sản chiến tranh mà Nhật Bản để lại trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Quan hệ Trung-Nhật cũng bị căng thẳng bởi tranh chấp về đảo nhỏ ở biển Hoa Đông và sự gia tang đe doạ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong sách trắng quốc phòng của Nhật Bản mới được công bố cũng bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" về việc Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế. Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản công bố giữa lúc căng thẳng tăng cao ở châu Á chưa đầy một tháng sau khi Tòa Trọng tài ở Hague tuyên bố vô hiệu hoá yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhật Bản cũng cảnh báo sẽ có những “hậu quả không lường” nếu Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ những quy tắc quốc tế sau phán quyết của Toà Trọng tài.
Thách thức trước mặt của bà Inada là quản lý các nguy cơ có thể nổ ra xung đột với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần nhóm đảo này, buộc Nhật Bản phải thường xuyên điều chiến đấu cơ ngăn chặn máy bay Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng là một người theo đường lối thực tế, bà Inada hoàn toàn đủ sức đối phó với những thách thức trên, bằng cách tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để xử lý những căng thẳng tồn đọng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.