Con tàu Glomar Explorer dùng cho sứ mạng trục vớt tàu ngầm của Dự án Azorian. Tàu Glomar Explorer hoạt động dưới vỏ bọc tàu nghiên cứu biển sâu. Ảnh nguồn: Bettman / Getty Images
DỰ ÁN TUYỆT MẬT AZORIAN
Trong một góc phòng triển lãm ở Bảo tàng điệp viên thế giới (ISM) tọa lạc ở thủ đô Washington, D.C, vừa khai trương, đang có trưng bày một bảng điều khiển tàu ngầm, 1 bộ tóc giả, các bản in chi tiết cùng với 1 đoạn Măng-gan. Cùng với các hiện vật là di tích của một sứ mạng gián điệp vô cùng táo bạo có từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, viên quản lý bảo tàng, ông Vince Houghton, đã so sánh các hiện vật với bộ phim 11 tên cướp thế kỷ (Ocean’s 11). Sứ mạng tuyệt mật này được đặt mã danh là Dự án Azorian bao gồm sự tham gia của C.I.A khi họ ủy lạo cho việc xây dựng một con tàu dài 188m nhằm trục vớt một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị chìm dưới đáy biển, tất cả đều diễn ra hoàn toàn bí mật. Ông Houghton nhớ lại: “Tôi khó mà tưởng tượng được lại có một quốc gia khác trên thế giới sở hữu sức mạnh đó. Chúng tôi tìm thấy một chiếc tàu ngầm Liên Xô nằm sâu hơn 3 dặm dưới biển. Hãy đến đó và đánh cắp nó!”.
Bắt đầu từ năm 1968, nhiệm vụ đã kéo dài 6 năm khi tàu ngầm tên lửa đạn đạo Liên Xô K-129 đột nhiên mất tích đâu đó tại vùng biển Thái Bình Dương không một lời giải thích. Trong thời kỳ hậu khủng hoảng tên lửa Cuba, cả tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô đều rình mò tại các vùng biển mở với nhiều loại vũ khí trên tàu nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm năng. Một số báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân chìm có lẽ là do lỗi cơ học chẳng hạn như hệ thống động cơ tên lửa gặp sơ suất, trong khi đó có thời gian Liên Xô cho rằng phía Mỹ chơi xấu. Sau 2 tháng, Liên Xô tuyên bố hủy việc tìm kiếm K-129 và vũ khí hạt nhân do con tàu đem theo; nhưng phía Mỹ gần đây đã sử dụng công nghệ của Không Lực nhằm xác định tọa độ chính xác của 2 chiếc tàu ngầm chìm: chiếc K-129 nằm ở một nơi cách quần đảo Hawaii khoảng 1500 hải lý về hướng Tây Bắc và chìm sâu 5029m dưới đáy biển.
Bộ tóc giả của ông Vernon Walters, phó giám đốc của C.I.A dùng để hóa trang khi ông viếng thăm tàu Glomar Explorer. Ảnh nguồn: Bảo tàng gián điệp quốc tế.
Theo lịch sử dự án Arozian được phân loại bởi C.I.A thì “Không có quốc gia nào trên thế giới thành công khi trục vớt con tàu ngầm với kích cỡ và trọng lượng lớn ở độ sâu như thế”. Xét về nội bộ, cộng đồng tình báo thế giới hết sức cân nhắc về tỷ lệ chi phí siêu đắt đỏ khi tham gia trục vớt so với phần thưởng của một công việc tốn kém và nhiều rủi ro. Theo ông Vince Houghton, giá trị của tàu ngầm K-129không chỉ từ các sách mã và các đầu đạn hạt nhân trên boong, mà còn là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất đằng sau những chiếc tàu ngầm của đế quốc địch thủ (Liên Xô). Nếu Mỹ biết về quy trình hoạt động của hệ thống sonar trên tàu K-129, hoặc các cơ chế được giữ im lặng của tàu ngầm, thì họ có thể cải thiện khả năng để phát hiện chúng.
Năm 1967, Liên Xô đã tích lũy một kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để 2 cường quốc có được “sự kính trọng tương đương hạt nhân”, theo giải thích của ông Houghton. Kết quả là, người Mỹ rất khao khát có được lợi thế cạnh tranh, mà K-129 có lẽ là đích ngắm lý tưởng.C.I.A đã không ngừng động não về một số phương pháp nghe có vẻ không tưởng nhằm phục hồi tàu ngầm. Một trong số các đề xuất đó là sự tham gia của thổi một lượng khí đủ lớn xuống đáy biển để nhấc chiếc tàu ngầm lên mặt nước. Hay, họ sẽ chế tạo một cái móng vuốt khổng lồ để túm lấy thân tàu ngầm và lôi chiếc K-129 vào trong “bể mặt trăng” là bụng của một con tàu khổng lồ. Ban đầu, dự án Azorian tự tin rằng sẽ có ít nhất 10% cơ hội thành công. (Tỷ lệ này đã tăng lên khi dự án Azorian sắp hoàn thành). Nói một cách hợp pháp, người Mỹ cũng lo ngại chuyện dự án của họ có thể vi phạm bản quyền nếu Liên Xô cũng có một kế hoạch cứu chiếc tàu chìm.
CON TÀU CỦA TỶ PHÚ BÍ ẨN
77-4: Một phần của bảng điều khiển được trục vớt từ tàu ngầm K-129 trong Dự án Azorian. Ảnh nguồn: Bảo tàng gián điệp quốc tế.
Nhằm tránh những căng thẳng ngoại giao và giữ bí mật tuyệt đối về một sứ mạng bí mật, C.I.A đã kỳ công dựng nên một câu chuyện ly kỳ với sự giúp sức của tỷ phú bí ẩn Howard Hughes. Ông trùm hàng không này đã vịn vào sự bất lực của mình để chế tạo ra một chiếc tàu dài 188m và đặt tên cho nó là Hughes Glomar Explorer, rồi quảng cáo rùm beng rằng con tàu sẽ được dùng làm tàu nghiên cứu khai thác biển sâu. Năm 1972, một buổi tiệc rượu sâm-banh và báo chí được mời vào cuộc nhằm “kỷ niệm” con tàu. Lúc con tàu nhổ neo, dong buồm đi từ Pennsylvania đến vùng biển gần Bermuda để thử nghiệm vào năm 1973, tờ báo Los Angeles Times đã giật tít về con tàu “bao phù một tấm màn bí mật” và “đang quan sát”, “phóng viên không được cho phép dự buổi lễ xuất hành, cùng các chi tiết của điểm đến và sứ mạng đích thực của con tàu”. Rõ ràng, công chúng và báo giới đều đều bị choáng ngợp trước danh tiếng của tỷ phú Hughes.
Kế đó, con tàu Glomar Explorer đã đến vùng biển Thái Bình Dương quanh Nam Mỹ - bởi vì tuyến đường này quá rộng để vượt qua ngả kênh đào Panama. Sau một vài sự cố nhỏ (Mỹ hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Chile vào năm 1973 xảy ra cùng ngày khi 7 kỹ thuật viên như một cách tình cờ đã cố gắng lên boong tàu ngay tại thành phố cảng Valparaiso (Chile)), tàu Glomar Explorer đã đến Long Beach (California), nơi nó bốc dỡ lên tàu hơn 20 cái thùng chứa đầy thiết bị (phòng tối, máy xử lý giấy, xử lý chất thải hạt nhân) nhằm phân tích các thành phần của tàu ngầm K-129. Trong lúc đó, một nhóm chế tạo chiếc móng vuốt (biệt danh là “Clementine” và được gọi chính thức là “Cỗ xe bắt giữ”) đặt trên một chiếc sà lan nổi khổng lồ có tên là HMB-1 tại thành phố Redwood (California). Mùa Xuân năm 1974, sà lanHMB-1 đã bắt kịp tàu Glomar Explorer ở ngoài khơi đảo Catalina, miền Nam California. Sà lan HMB-1 mở phần mái của nó, còn con tàuGlomar Explorer đã mở khoang bụng “bể mặt trăng” nơi có đặt cái móng vuốt khổng lồ.
Kế đó, sà lan HMB-1 được tách ra và quay trở lại thành phố Redwood, hành động này đã không được chú ý. Mùa Hè năm 1974, được sự phê chuẩn của Tổng thống Richard Nixon, tàu Glomar Explorer tiến đến tọa độ được cho là có xác tàu ngầm chìm K-129. Tại thời điểm này, Chiến tranh lạnh đã lên đến đỉnh điểm, khi đó có 2 tàu ngầm riêng rẽ của Liên Xô (cũng chở theo các thiết bị tình báo) đã giám sát chặt chẽ “con tàu khai thác” khi nó hoạt động nhằm trục vớt tàu ngầm. (Có một thời điểm, các thành viên trên tàu Glomar đã chất đống những cái thùng lên boong tàu nhằm ngăn chặn sự hạ cánh của một chiếc trực thăng). Nhiệm vụ vẫn tiếp tục không bị phát hiện khi 274 mẫu ống thép nặng căng ra giữa cái vuốt và con tàu đang dần được kéo trở lại tàu, chiếc tàu ngầm chìm đã nằm trong cái vuốt Clementine, khi đó chiếc tàu Liên Xô đang di chuyển không xa đó. Sau một tuần chậm chạp tiến hành, Dự án Azorian cơ bản đã hoàn tất trong việc nâng tàu ngầm K-129 – nhưng chi là 1 phần của nó.
Theo cuốn sách “Dự án Azorian: C.I.A và Sự trục vớt K-129” và đồng tác giả là sử gia Norman Polmar và giám đốc tài liệu Michael White, thì khoảng giữa thời gian trục vớt đã có vài cánh tay cùng tham gia vào việc giữ lấy con tàu ngầm bị vỡ, và một phần lớn của K-129 đã rơi trở lại xuống đáy biển. Trong khi báo giới và các sách lịch sử đang rất quan tâm tới những thành phần đáng thèm muốn của tàu ngầm, như phòng mã – đã bị chìm – thì ông Houghton lại có một cái nhìn hoài nghi đối với các chi tiết xoay quanh dự án phô trương đã bị thất bại. Ông Houghton giải thích: “Khôn ngoan quá hóa khôn lỏi. C.I.A nghĩ rằng mọi người đã hiểu, chỉ mình họ cố tình không hiểu”. (Nhiều chi tiết trong câu chuyện đã lấy nguồn từ các tài liệu được phân loại của C.I.A và gần đây đã công bố các tài liệu lịch sử, nhưng vẫn còn có những phát hiện từ sứ mạng hiện vẫn đang được phân loại, còn C.I.A có thể có lý do để cố tình xáo trộn câu chuyện, cổ xúy cho sự hoài nghi tiếp diễn).
NHỮNG BÍ ẨN DẦN LỘ DIỆN
Tuy nhiên chúng ta biết rằng tàu Glomar Explorer đã trục vớt được một vài xác thủy thủ tàu ngầm K-129, có lẽ họ được an táng ngoài biển theo nghi thức quân sự, C.I.A đã quay phim và trao trả cho Liên Xô 20 năm sau đó. Sự trùng hợp ở đây là, công tác trục vớt cũng mang về một số mẫu măng-gan ngay dưới đáy biển, loại vật liệu mà tàu Glomar Explorer đang muốn nghiên cứu. Mỹ dường như đã thoát khỏi nghi án một vụ cướp tàu ngầm hết sức kỳ diệu. Thư ký quốc phòng của Tổng thống Gerald Ford, ông James Schlesinger phát biểu trong một cuộc họp ở Nhà Trắng rằng: “Sứ mạng trên cả kỳ diệu!”. Tuy nhiên vào đầu năm 1975, sau khi xảy ra một vụ cướp ngẫu nhiên tại Tổng hành dinh nghiệp đoàn Summa của tỷ phú Howard Hughes, vụ cướp được viết thành tiêu đề trên tờ Los Angeles Times và đài truyền hình quốc gia. Sứ mạng tuyệt mật đã bị bể dưới tài điều tra của Seymour Hersh, phóng viên kỳ cựu của tờ báo New York Times khi ông theo dõi vụ việc từ đầu năm 1973, nhưng nhận lệnh ngầm của giám đốc C.I.A là William Colby nhằm cố gắng tìm cách tránh đánh động dư luận.
(Mã danh nó được cho là “Jennifer” nhưng thật sự nó chỉ là một thủ tục an ninh, và bài viết của tờ Los Angeles. Times nói về các nỗ lực phục hồi ở vùng biển Đại Tây Dương). Vụ việc bại lộ cũng đủ sức cảnh báo cho Liên Xô và “làm phiền nhiễu” Tổng thống Ford (theo cách nói của ông). Dự án Matador – kế hoạch trục vớt phần còn lại của tàu ngầm K-129 rõ ràng đã bị xáo trộn khi tin tức về nó đã bị rò rĩ khiến dự án bị thất bại và những lời đồn đại nổi lên (ông Houghton nhấn mạnh về số tiền 300 triệu USD dùng để chi cho sứ mạng trục vớt). C.I.A cũng đối mặt với một tình huống ngoại giao khó xử vào mùa Xuân năm 1973. Bị thúc ép bởi Đại sứ Liên Xô ở Mỹ và đạo luật tự do thông tin (FOIA) yêu cầu các nhà báo – họ muốn tránh trực tiếp thừa nhận rằng chính phủ Mỹ đã đánh cắp trái phép chiếc tàu ngầm từ sự giám sát của Liên Xô – phải có trách nhiệm trả lời bằng cách nào đó. Ông Houghton phân trần: “Chính phủ Mỹ không muốn làm Liên Xô lúng túng, chủ yếu là bởi vì muốn bình thường hóa ngoại giao, và cũng bởi vì Liên Xô sẽ đáp trả thông qua “các lệnh trừng phạt hay tấn công vào lãnh thổ”.
Trong một nỗ lực nhằm thắt chặt nỗ lực ngoại giao và tuân thủ các yêu cầu của FOIA, vụ việc Glomar đã được trả lời theo cách không phủ nhận hay từ chối. Về vụ việc này, sử gia M. Todd Bennett nói rằng đó là “hoạt động tăng cường căng thẳng theo cái cách của “Chiến tranh tình báo”, một động thái ăn miếng trả miếng giữa các cơ quan tình báo Mỹ và Liên Xô”. Tháng 5 năm 20173, Liên Xô đã tăng cường lượng bức xạ vi sóng tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow. 45 năm sau ngày diễn ra hoạt động tàu Glomar Explorer tham gia vào trục vớt tàu ngầm K-129 từ đáy biển, Dự án Azorian vẫn giữ nguyên là một huyền thoại trong cộng đồng tình báo”, ông Houghton nhận xét. Những chiếc tủ kính cho thấy loại phục trang mà các thủy thủ đoàn của tàu ngầm K-129 đã từng mặc trên tàu, nó là một dạng đai khóa an toàn được đánh giá cao, một phong vũ biểu từ con tàu và thậm chí là cả một bộ tóc giả của phó giám đốc C.I.A, ông Vernon Walters đã đội nó nhằm giả trang khi viếng thăm tàu Glomar Explorer, hay bản khắc chi tiết từng được dùng để thiết kế nên con tàu mà ngày nay không hoạt động nữa.
Dự án Azorian rất nổi bật mà theo giải thích của ông Houghton thì nó chứa đầy tham vọng và được đảm bảo không được để thất bại. Và mặc dù chỉ có một phần của tàu ngầm được trục vớt nhưng con tàu vẫn được chế tạo, đáng kể là nơi đặt chiếc vuốt khổng lồ trải ra đại dương. Dự án Azorian được giữ bí mật suốt 7 năm. Bảo tàng gián điệp quốc tế đánh giá Dự án Azorian là một sự đổi mới, một minh họa của việc làm thế nào mà “các thách thức không thể giải quyết” trong thế giới tình báo, lại có thể giải quyết bằng các tiến bộ công nghệ và sự sáng tạo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.