Mang thai ở tuổi 40 - Có bình thường?

Thứ tư, ngày 13/04/2011 19:00 PM (GMT+7)
Tuy các số liệu thống kê cho thấy một sự thật không mấy vui vẻ về chuyện mang thai ở tuổi 40, nhưng nếu có điều kiện về sức khoẻ, và có được sự chăm sóc tốt, bạn vẫn hoàn toàn có thể mang thai ở độ tuổi này.
Bình luận 0
img
 

Mang thai ở tuổi 40 có bình thường không?

Khả năng sinh sản của người phụ nữ tỷ lệ nghịch với tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì khả năng sinh sản càng giảm.

Bạn sẽ phải cực kỳ cẩn thận và cần được chăm sóc kỹ càng hơn rất nhiều khi mang thai ở độ tuổi này, vì mang thai ở độ tuổi 40 gặp nhiều vấn đề nguy hiểm hơn so với những cô gái mang thai ở độ tuổi 20.

Thậm chí khi bạn có một “lý lịch sức khoẻ” cực kỳ tốt, bạn vẫn có nguy cơ bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường khi mang thai. Hai nguy cơ này lại dễ dẫn đến nhiều tai biến cho thai nhi như tiền sản giật, đẻ non, dị tật bẩm sinh...

Bên cạnh đó, nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ 40 tuổi cũng là một sự khác biệt lớn, lên tới 1/3. Nguyên nhân là vì xuất hiện khiếm khuyết ở thành tử cung (thành tử cung không đủ độ dày); nhau thai không bám được vào thành tử cung; khả năng vận chuyển máu vào trong thai nhi không được tốt…

Hội chứng Down ở thai nhi cũng là một vấn đề nghiêm trọng khác cần hết sức chú ý khi mang thai ở độ tuổi 40. Nếu tỷ lệ thai nhi bị Hội chứng Down ở các cô gái mang thai độ tuổi 20 là 1/10.000 thì tới độ tuổi 40, con số này chỉ còn 1/100.

Nếu vẫn quyết tâm mang thai, phụ nữ 40 tuổi cần phải làm gì?

Tuy các số liệu thống kê cho thấy một sự thật không mấy vui vẻ về chuyện mang thai ở tuổi 40, nhưng nếu có điều kiện về sức khoẻ, và có được sự chăm sóc tốt, bạn vẫn hoàn toàn có thể mang thai một cách khoẻ mạnh ở độ tuổi này. Hãy chú ý ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai nhé.

Đầu tiên, để xác suất đậu thai được cao hơn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như axit folic và canxi từ ba tháng trước khi mang thai. Việc bổ sung này cũng cần được kiểm soát chặt chẽ bên cạnh việc ăn uống, để tránh nguy cơ tiểu đường. Cân nặng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đậu thai, có tới 12% phụ nữ không thể đậu thai vì lý do quá gầy hoặc quá béo.

Có một cách rất đơn giản để kiểm tra xem cân nặng của bạn có hợp lý không, đó là dùng chỉ số BMI, được tính bằng công thức: cân nặng / (chiều cao x chiều cao) (trong đó cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m). Nếu chỉ số này thấp hơn 18 hoặc cao hơn 25, buồng trứng của bạn có thể gặp rắc rối với việc rụng trứng. Thuốc lá, stress, thậm chí cả chất bôi trơn khi quan hệ cũng ảnh hưởng tới việc đậu thai.

Cụ thể thuốc lá và stress có thể gây mãn kinh sớm và ngăn chặn hoặc chậm lại quá trình rụng trứng, chất bôi trơn khi quan hệ gây cản trở đường bơi của tinh trùng hoặc thậm chí có thể giết chết chúng. Khi đã đậu thai, thường xuyên kiểm tra tiểu đường và huyết áp để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng.

Siêu âm dị tật thai nhi càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời. Nói chung, khi đã đậu thai và có quyết tâm với việc sinh con, bạn sẽ phải tuân thủ một lịch khám bệnh, cũng như ăn uống và tập luyện nghiêm chỉnh để có được sức khoẻ tốt nhất khi mang thai.

Việc mang thai vốn đã không phải là một việc dễ dàng, với phụ nữ ở tuổi 40, việc này còn khó gấp nhiều lần. Nhưng có một lợi thế bạn nên lấy làm tự hào khi mang thai ở độ tuổi này, đó là bản lĩnh về tinh thần, về độ trưởng thành và kinh nghiệm sống, chắc chắn những lợi thế này sẽ giúp cho phụ nữ tuổi 40 vượt qua những khó khăn trong việc mang thai dễ dàng hơn các cô gái trẻ.

Theo Sài Gòn tiếp thị
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem