Mang thứ rau lạ về trồng ở quê, ai ngờ bán đắt, lãi 15 triệu/tháng

Bích Phượng (Cổng TTĐT Vĩnh Phúc) Thứ hai, ngày 03/02/2020 13:03 PM (GMT+7)
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trồng măng tây xanh rộng chừng 6 sào của gia đình, ông Nguyễn Hải Hà, thôn Vườn Tràng, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) vui vẻ cho biết: Trước đây, toàn bộ diện tích này được vợ chồng tôi trồng một vụ lúa và 1 vụ màu, năm được mùa thì đủ ăn, năm mất mùa thì gần như mất trắng.
Bình luận 0

Đang trăn trở tìm loại cây trồng khác thay thế, đầu năm 2018, qua tìm hiểu, biết đến mô hình trồng măng tây xanh tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc của Trung tâm tâm Kiểm nghiệm - Chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà mạnh dạn trồng thử nghiệm tại địa phương.

Sau khi cải tạo lại toàn bộ diện tích đất trồng cây truyền thống cho hiệu quả kinh tế không cao, gia đình ông Hà đã được Trung tâm hỗ trợ 100% chi phí mua 2.500 cây măng tây xanh.

img

Ông Nguyễn Hải Hà chăm sóc vườn măng tây xanh...

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, cây giống còn non yếu, gặp đúng thời điểm địa phương liên tục xảy ra mưa lớn khiến hơn 250 cây măng tây xanh bị thối rễ và chết, cộng thêm sâu đen phát triển mạnh đã gây nên bệnh nấm khiến cây chậm phát triển.

Không nản lòng, giữa đêm mưa gió, vợ chồng ông Hà vẫn mò mẫm đào mương, khơi thông rãnh để thoát nước, đồng thời, tích cực bón phân để kích thích bộ rễ phát triển nhanh. Đặc biệt, để cây sinh trưởng tốt và tạo ra sản phẩm măng tây xanh an toàn cho người tiêu dùng, ông quyết định đầu tư 60 triệu đồng đào giếng khơi ngay tại ruộng.

Ông còn sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tại địa phương cung cấp cho hệ thống tưới nhỏ giọt; làm giá đỡ, nilon phủ chống cỏ dại mọc, dùng phân ủ hoại mục bón cho cây, không sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ mà vừa thu hoạch măng vừa nhổ cỏ, bắt sâu bằng phương pháp thủ công để có chất lượng sản phẩm tốt nhấ...

Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, qua 8 tháng, vào đúng dịp Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, cây măng tây xanh đã cho gia đình ông Hà thu hoạch lứa đầu tiên. Với sản lượng 5 - 7 kg/ngày, giá xuất bán khoảng 80.000 đồng/kg, cao điểm vào những khi trời rét, khan hiếm rau xanh có thể lên tới 90 -100.000 đồng/kg, trung bình mỗi tháng, gia đình ông thu lãi khoảng 12 – 15 triệu đồng.

Măng tây xanh là cây dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không phức tạp lại có giá trị dinh dưỡng cao và áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán vì thế cũng ổn định và cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống.

“Sau thời gian trồng thử nghiệm, nhận thấy măng tây xanh rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, thời gian tới, gia đình sẽ thuê thêm đất ruộng của các hộ trong xã để mở rộng quy mô sản xuất, chế biến sản phẩm măng tây làm trà, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế”, ông Hà cho biết thêm.

Theo bà Bùi Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, tuy mới được trồng trên đất Xuân Lôi song mô hình măng tây xanh rất có triển vọng, không chỉ giúp gia đình ông Hà làm giàu còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương nói chung; tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

"Để mô hình trồng măng tây tiếp tục phát huy hiệu quả, Hội Nông dân xã mong muốn các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ bà con đưa cây măng tây xanh vào trồng trên đồng đất địa phương, đồng thời, hỗ trợ chế biến và từng bước hướng dẫn người dân xây dựng thương hiệu, giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm...", bà Bùi Thị Thanh Huyền.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem