Ngày trước bạn bè tếu táo bảo: “Tiền là tiên là phật, là sức
bật của lò xo, là cơm no của loài người, là tiếng cười của tuổi trẻ” thì tôi chẳng
tin. Thậm chí tôi còn ném tiếng cười nhạt như nước ốc về phía đám bạn.
Thế mà hôn nhân đã khiến cho suy nghĩ của tôi đảo vành một cách
chóng vánh quá. Tôi kết hôn mới được hai năm thôi mà cuộc sống của tôi dài
ngang một thế kỷ. Tôi đang sống mòn trong vòng lốc của giá trị đồng tiền nơi
nhà chồng.
Mọi người đừng chớ trách vội tôi hèn. Tôi đã năm lần bảy lượt
xếp tư trang vào vali để về nhà mẹ đẻ. Song bước chân ra khỏi nhà chồng thì dễ
mà bước vào khó lắm. Thương đứa con gái bé bỏng chưa đầy một tuổi. Tôi đành nuốt
nghẹn nhẫn nhịn.
Ảnh minh họa
Chuyện nhà chồng tôi kể ra thì dài lắm. Nhưng chỉ cần điểm
qua việc nào là tức anh ách việc đó bà con ạ. Xoay quanh toàn bộ bức xúc của
tôi là trục mẹ chồng.
Mấy hôm trước trời bắt đầu chuyển mùa. Mẹ chồng tôi kho lụ
khụ vài ba tiếng. Bà la toáng lên bắt con dâu chịu trách nhiệm vì không lau cửa
sổ phía giường bà, để gió cuốn bụi vào người bà.
Tôi tức tốc gửi con qua nhà hàng xóm để đưa mẹ chồng đi viện
khám. Sau hàng loạt xét nghiệm (tôi phải thanh toán viện phí), bác sĩ kết luận
mẹ tôi chỉ bị ho khan nhẹ, chỉ cần về súc miệng nước muối là khỏi.
Mẹ chồng tôi rất thích ăn cay nên bắt con dâu cho ớt vào mọi
món ăn. Đến rau luộc mà còn cho mấy lát ớt mùi ngai ngái thì ai nuốt nổi. Thế
là tôi phải “hứng đòn” vụng về của những người còn lại trong nhà chồng. Tôi
đành phải mua thêm thức ăn để nấu phần riêng cho mẹ chồng.
Thảm nhất là chuyện mẹ chồng tôi đi hùn vốn làm ăn bị thua lỗ.
Về nhà bà cứ đổ tại con tôi nhỏ nên vía dữ. Việc làm ăn thất bại do mẹ chồng
tôi nóng vội, không tính toán kỹ chứ sao lại đổ lên đầu đứa bé chưa tròn một tuổi
chứ. Mẹ chồng tôi bắt đầu nhục mạ mẹ đẻ tôi vía xấu nên mới lây sang cho con
dâu và giờ lây sang cháu nội bà.
Khi tôi lên tiếng thanh minh thì bà tát vào mặt con dâu
quát: “Nói ngu thì câm mồm ngay”. Bà còn chửi chồng tôi không biết dạy vợ.
Tôi cố gắng dùng lời hay ý đẹp để lấy lòng mẹ chồng. Song tất
cả chỉ như nước đổ lá khoai. Với mẹ tôi, chỉ có cách dùng tiền để nói chuyện.
Trong đầu bà lúc nào cũng chỉ có tiền, tiền, tiền thôi.
Cực chẳng đã, tôi đành giao nộp toàn bộ lương của hai vợ chồng
để mẹ chồng toàn quyền chi tiêu. Tôi mong mẹ chồng thấy sự thành tâm của con
dâu mà trở nên mát tính. Song tất cả suy nghĩ của tôi chỉ là sai lầm.
Mẹ chồng bắt tôi về nhà ngoại kêu khổ vì hết tiền, con không
có sữa uống, quần áo thiếu mặc. Bố mẹ tôi thương con thương cháu nên chu cấp tiền
để nuôi cháu ngoại.
Thế mà dã tâm của mẹ chồng tôi vẫn chưa hết. Bà bày đặt chuyện
đang bệnh nặng và yêu cầu tôi về nhà đẻ xin tiền cho mẹ chồng chữa trị. Tôi đề
nghị mẹ chồng cho xem bệnh án. Nhưng bà một mực từ chối. Mắt bà nhìn liếng
thoáng như đang ẩn chứa mưu mô gì đó.
Tôi không vay được tiền để đưa cho mẹ chồng, bà bắt tôi tuyệt
giao với nhà đẻ vì đã coi tiền hơn con gái.
Tôi đem chuyện này kể với bố mẹ đẻ. Bố mẹ tôi từ chối cho
vay tiền và nói: “Bố mẹ chỉ còn chút tiền để dưỡng già. Không phải là cái kho để
đáp ứng lòng tham của mẹ chồng con”.
Tôi không vay được tiền để đưa cho mẹ chồng. Bà túm lấy điện
thoại của con dâu rồi vứt điện thoại vỡ tan tành. Bà bắt tôi tuyệt giao với nhà
đẻ vì đã coi tiền hơn con gái.
Tôi đang ở thế bế tắc nên buồn lắm. Ngày nào tôi cũng khóc.
Chồng tôi cũng biết mẹ chồng như vậy nhưng không dám ý kiến gì. Cứ sống như thế
này, tôi thấy mình chẳng bằng ô sin trong nhà. Xin các độc giả hiến kế giúp tôi
với!
Pháp luật Xã hội (Theo Pháp luật Xã hội)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.