Mở rộng Tân Sơn Nhất: Nguy cơ thất thoát NSNN từ sai phạm của ACV

Thế Anh Thứ sáu, ngày 05/04/2019 13:30 PM (GMT+7)
Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng duyệt theo phương án của tư vấn ADP-I (Pháp) đề xuất xây dựng trên mảnh đất 26ha, nhưng Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lại ký quyết định điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt nhằm “dọn đường” cho ACV xây dựng nhà ga T3. Trong khi, Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra sai phạm của ACV có nguy cơ thất thoát ngân sách Nhà nước.
Bình luận 0

Nguy cơ thất thoát ngân sách Nhà nước

Theo kết luận số 72/KL-TTr của Thanh tra Bộ tài chính nêu: Các khoản nợ phải thu của ACV, đã có 4/5 DN đến cuối năm 2017 chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ nợ phải thu với số tiền hơn 943,3 tỷ đồng (chiếm 11,8% tổng nợ phải thu).

Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do các đơn vị đã gửi bản xác nhận nợ nhưng đến thời điểm ngày 31.12.2017 các khách nợ chưa gửi lại cho các đơn vị, một số khách hàng (chủ yếu là các hãng hàng không nước ngoài) đã gửi biên bản xác nhận nợ nhưng các hãng này không gửi lại hoặc không thể liên hệ được với khách hàng do đã thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh…

img

Bộ GTVT trình Thủ tướng giao ACV xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Căn cứ kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thì ACV phải thu hồi hơn một tỷ đồng là số tiền do KTNN xuất toán theo thông báo kết quả thực hiện của Biên bản KTNN năm 2015 số 20/TB-KTNN ngày 11.01.2016 và số 119/KTNN-TH ngày 23.01.2017.

Tháng 7.2017, ACV đã đôn đốc, đối chiếu xác nhận công nợ, lập hồ sơ quyết toán, nhưng nhà thầu đã không còn hoạt động tại địa chỉ làm việc, do đó khoản công nợ này khó có khả năng thu hồi.

Khoản nợ phải thu hơn 8,8 tỷ đồng tại Công ty CP Công trình và Thương mại GTVT chưa thu hồi được cho là do còn hai hạng mục công trình chưa nghiệm thu và đã dừng thi công, vì: mặt bằng phục vụ thi công bị các hộ dân tái lấn chiếm, địa phương không giải phóng được mặt bằng, nên chưa thực hiện thanh quyết toán với nhà thầu, một số hạng mục của dự án đã đưa vào sử dụng còn một số hạng mục còn dở dang.

Theo hợp đồng ban đầu thì giá trị là hơn 143,4 tỷ đồng, đến thời điểm tháng 7.2018, giá trị khối lượng tạm nghiệm thu quyết toán theo hợp đồng điều chỉnh sau khi dừng DA là hơn 100 tỷ đồng, nhưng giá trị ACV đã tạm ứng thanh toán là hơn 108,9 tỷ đồng.

Cùng liên quan khoản nợ tạm ứng phải thu trong thi công DA là số tiền 6,2 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 30 ứng để thực hiện thi công DA “Xây dựng hệ thống tường rào, đường công vụ - Cảng hàng không Vinh” phát sinh từ năm 2012 và đến thời điểm thanh tra DA chưa triển khai, đang tạm dừng thi công.

Nguy cơ thất thoát hàng chục tỷ đồng còn xảy ra tại Công ty CP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) (Công ty mẹ - Tổng công ty nắm giữ 48% vốn điều lệ) khi thực hiện xóa nợ đã chưa thực hiện đúng quy định phải thu nợ khó đòi số tiền hơn 26,1 tỷ đồng.

Trong đó, tại Công ty cho thuê Tài chính II - Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (ALC II) là 20,6 tỷ đồng, nguyên nhân được xác định khi xử lý xóa nợ, trên cơ sở Biên bản họp hội đồng xử lý nợ phải thu khó đòi ngày 22.2.2017, nhưng tại Biên bản cuộc họp của Công ty chưa xác định nguyên nhân để xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra khoản nợ không có khả năng thu hồi...

Tương tự, với số tiền 5,5 tỷ đồng tại Công ty CP hàng không Meekong (P8), Công ty thực hiện xóa nợ chỉ căn cứ vào nội dung của Quyết định số 22/QĐ-BGTVT ngày 6.1.2015 của Bộ GTVT về việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của P8.

img

Phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất.

Quyết định này chỉ là giấy phép con dừng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng không nên chưa đủ điều kiện để thực hiện xóa nợ theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư 228/TT-BTC của Bộ Tài chính. Hay việc Công ty CP Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tăng không đúng quy định với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.

Được giao quản lý, sử dụng khối tài sản rất lớn của Nhà nước và đã thực hiện phân loại, theo dõi tài sản thuộc sở hữu của Tổng công ty (TCT) Cảng Hàng không Việt Nam (ACV). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đơn vị này đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, có nguy cơ gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.

Thua lỗ trong đầu tư tài chính

Đáng chú, Dự án xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do ACV thực hiện đầu tư theo Quyết định số 2499/QĐ-BGTVT và Quyết định số 2863/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT bao gồm các nguồn vốn: Vốn NSNN để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB); vốn ACV; vốn vay ODA để đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế T2.

Đưa vào sử dụng từ tháng 12.2014, nhưng đến thời điểm thanh tra, ACV chưa nộp vào ngân sách chi phí đền bù GPMB số tiền hơn 291,7 tỷ đồng, tương ứng diện tích 419.702,10 m² đất giao không thu tiền sử dụng đất.

Cụ thể, công tác đền bù, GPMB do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn làm chủ đầu tư từ năm 2008 và đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết toán kinh phí đền bù, GPMB tại Quyết định số 9200/QĐ-UBND ngày 14.11.2017 với tổng số tiền hơn 627,2 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong đó: Phần diện tích Nhà ga hành khách quốc tế T2 là 527,1 tỷ đồng; diện tích khu xăng dầu và trạm xử lý nước thải là hơn 89,8 tỷ đồng và diện tích đất 1,5 ha là 10,3 tỷ đồng.

Quá trình thanh tra đã phát hiện hai trong số năm doanh nghiệp (DN) nhà nước được thanh tra hạch toán chưa đúng chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2017 số tiền hơn 6,1 tỷ đồng...

Nghiêm trọng hơn, trong hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của ACV và công ty con, cơ quan thanh tra phát hiện được nhiều khoản thua lỗ. Báo cáo của năm DN được thanh tra, có hai DN đầu tư tài chính dài hạn, giá trị đầu tư tại thời điểm 31.12.2017 là hơn 2.722,8 tỷ đồng.

Tại Công ty mẹ - TCT đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm ngày 31.12.2017 là hơn 2.434,5 tỷ đồng (chiếm 11,18% vốn điều lệ) vào một số công ty con; bảy công ty liên kết; bốn danh mục đầu tư khác.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có hai công ty hoạt động chưa hiệu quả, đến thời điểm ngày 31.12.2017 lỗ lũy kế là hơn 21,6 tỷ đồng. Trong đó, ở Công ty CP Đầu tư TCP, giá trị đầu tư của Công ty mẹ - TCT là 19,8 tỷ đồng, chiếm 18% vốn điều lệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2017 lỗ gần 17,6 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 20,6 tỷ đồng.

ACV đã trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính tại thời điểm 31-12-2017 là 1,3 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ đầu tư vốn của ACV. Nguyên nhân, được cho là do công ty mới đi vào hoạt động cuối năm 2016, chậm so kế hoạch của các nhà đầu tư nên chưa có hiệu quả và đang bị lỗ. Ở Công ty CP Đầu tư khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng (AHT), giá trị đầu tư của ACV là 30 tỷ đồng, chiếm 10% vốn điều lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 lãi hơn 10,7 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế hơn một tỷ đồng...

Như Dân Việt đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất mà tư vấn Pháp ADP-I Engineering đề xuất thông qua văn bản thông báo kết luận số 142/TB-VPCP ngày 15.4.2018.

Nhưng sau đó vài tháng, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lại ký quyết định 1942/QĐ-BGTVT, ban hành ngày 31.8.2018 về việc điều chỉnh quy hoạch Tân Sơn Nhất đã bỏ qua những đề xuất của tư vấn Pháp ADP-I Engineering về việc xây dựng nhà ga T3 thành nhà ga lưỡng dụng mang tính an ninh quốc phòng cao, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó.

Tuy nhiên, đến tháng 12.2018, Văn phòng Chính phủ tiếp tục ra thông báo hoả tốc số 447/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án huy động vốn và lộ trình đầu tư, xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp đồng bộ các hạng mục công trịnh tại CHK Tân Sơn Nhất.

Mặc dù đã 2 lần Chính phủ kết luận, nhưng đến nay vẫn chưa thấy Bộ GTVT thực hiện kết luận này, trong khi đó Bộ GTVT lại trình Chính phủ giao ACV là chủ đầu tư dự án nhà ga T3.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem