“Nếu như có cơ quan xây dựng luật chuyên trách thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Chính phủ để làm đầu mối thì họ không bị lệ thuộc vào một bộ nào cả. Hiện nay thì lĩnh vực của bộ nào thì bộ đó xây dựng và trình luật, rồi ra văn bản hướng dẫn khiến vấn đề phức tạp” - ĐBQH Đinh Xuân Thảo –Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chia sẻ
với phóng viên
Dân Việt.
Thưa ông, thực trạng luật ra đời nhưng
chậm đi vào cuộc sống đã được Quốc hội nói nhiều năm nay, nhưng tại sao đến nay
tình trạng này vẫn chưa được giải quyết?
ĐB Quốc hội Đinh Xuân Thảo.
-
Đánh giá trong
vòng 5 trở lại đây tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật ngày càng có xu
hướng giảm. Từ chỗ 1 năm nợ đến 150 nghị định, sau giảm xuống 100, nay còn
khoảng 70 văn bản/năm. Mặc dù có sự tiến bộ nhưng rõ ràng là vẫn còn nợ văn bản
hướng dẫn thi hành luật. Nợ là bởi vì nội dung trong các luật cần có văn bản
hướng dẫn quá nhiều, mặc dù quy định bây giờ không còn tràn lan như trước là
một luật Chính phủ phải hướng dẫn thi hành, hiện đã chỉ rõ điều, khoản nào của
luật cần phải hướng dẫn.
Như vậy lượng văn bản hướng dẫn đã xác định cụ thể.
Trong số lượng văn bản được xác định nói chung là trách nhiệm của Chính phủ
nhưng lại bị dồn vào một số bộ, ngành. Có bộ cả nhiệm kỳ chẳng có luật nào,
hoặc chỉ 1 - 2 luật nhưng có bộ cứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có 2 -3 luật, như
vậy mỗi năm có trên dưới 5 luật mà mỗi luật hướng dẫn khoảng 10 vấn đề thì số
lượng cộng lại là lớn, áp lực giải quyết nặng nề.
Ông đánh giá thế nào về lực lượng soạn
thảo văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện nay?
-
Lực lượng xây
dựng văn bản trên các bộ chủ yếu dựa vào các vụ pháp chế, mặc dù Chính phủ đã
có quan tâm để kiện toàn nâng cao năng lực cả về số lượng và chất lượng cho vụ
pháp chế nhưng vẫn chưa đáp ứng. Tiếp đến vai trò lãnh đạo, ở mỗi bộ cần có
đồng chí lãnh đạo cấp thứ trưởng để phụ trách chuyên mảng pháp chế thì hiện nay
bộ có, có bộ chưa.
Ở những nơi có rồi chưa hẳn đã tập trung cho công việc này. Nói
cao hơn nữa là trách nhiệm của Bộ trưởng. Trong quản lý nhà nước thì đúng ra
phải đặt việc xây dựng chính sách từ việc trình luật cho đến tổ chức thực thi
luật sau khi được Quốc hội thông qua, và xây dựng những văn bản hướng dẫn luật,
nhưng có những Bộ trưởng chưa có sự quan tâm đúng mức, hoặc có những việc khác
chi phối đi.
Việc chậm ban hành những văn bản hướng
dẫn luật theo phải chăng còn bị chi phối bởi sự chồng chéo, thưa ông?
Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không thống nhất, Thường trực
Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải ngồi lại bàn giải
quyết.
|
-
Việc hướng dẫn thi
hành luật bằng một nghị định do bộ chủ quản trình thì cũng không phải ý chí của
bộ đó, cần sự thống nhất. Tôi thấy khâu phức tạp nhất, mất nhiều thời gian nhất
là tìm được sự đồng thuận giữa các bộ có liên quan, sửa một điều luật mà hướng
dẫn thi hành thì liên quan đến nhiều bộ cái đó là khó. Có thể chỗ này có yếu tố
lợi ích ngành, lợi ích nhóm. Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không
thống nhất, Thường trực Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải
ngồi lại bàn giải quyết.
Theo ông cần có giải pháp nào trước tình
trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật?
-
Tôi cho rằng cần
phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành có liên quan khi xây dựng văn
bản hướng thi hành luật. Cần phải có chế tài xử lý, hiện nay cơ quan làm nhanh
làm tốt cũng chẳng được gì, làm chậm trễ cũng chẳng sao là điều bất cập. Cần
tăng cường sự giám sát của các cơ quan của Quốc hội, bám sát với nhau.
Chẳng
hạn sau khi Quốc hội thông qua luật, đến thời hạn nào đó giữa cơ quan của Quốc
hội chủ trì thẩm tra luật với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ, các cơ quan liên quan ngồi lại với nhau và phải có cam kết lấy thời
điểm nào để ban hành văn hướng dẫn để luật đi vào cuộc sống.
Xin cảm ơn ông!
Lương Kết (thực hiện) (Lương Kết (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.