Mùa nước nổi
-
Không thơm, không to, không rực rỡ như sen, bông súng mang nét đẹp bình dị của quê mình, càng nhìn càng thích. Chúng mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng vào mùa nước nổi ở miền Tây, rỉ rả kể cho người nghe câu chuyện của đời mình.
-
Anh Trần Ngọc Vương (ấp Cây Huệ, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) dành nhiều năm liền đeo đuổi giấc mơ phát triển nước mắm đồng, từ các loại cá đặc sản, với mong muốn mang gia vị quê nhà đến mọi miền đất nước.
-
Chạy dọc theo khu vực bờ kè trung tâm thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) hiện nay, nhìn xuống sông Tiền, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những chiếc ghe có gắn vợt lưới trước mũi để đánh bắt cá linh.
-
Sau 5 năm khởi nghiệp bằng nghề ít ai chọn - làm nước mắm đồng, anh Trần Ngọc Vương (44 tuổi), ngụ ấp Cây Huệ, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của gia đình. Thương hiệu nước mắm đồng Hương Đồng đang dần khẳng định vị trí trên thị trường.
-
Hiện tại, nông dân huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đang khẩn trương thu hoạch, đánh bắt dứt điểm 3.200 ha cá nuôi trong ruộng. Cá chép được bán với giá 13.000 đồng/kg, cá mè, cá rô phi bán với 10.000 đồng/kg, cá sặc bán với giá 15.000 đồng/kg, còn cá lóc bán với giá từ 60.000-90.000 đồng/kg.
-
Thời điểm bơm tát để xuống giống vụ lúa Đông – Xuân cũng là mùa thu hoạch bắt cá đăng quầng, cá lúa trên địa bàn thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Chỉ từ 2 - 3 tháng chăm sóc, nông dân nuôi cá đăng quầng trên đồng nước nổi kiếm thêm thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ha đất sản xuất.
-
Khi nước đầu nguồn rút, cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm mắm cá linh, cá chốt dồi dào. Các cơ sở chế biến mắm ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang bắt đầu nhộn nhịp chế biến mắm để phục vụ thị trường, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục hộ dân ở địa phương.
-
Thời gian qua việc tận dụng mùa nước nổi để khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng thu nhập, trong đó có nuôi trữ cá đồng, nuôi cá đăng quần được nông dân TX Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) đẩy mạnh. Nuôi trữ cá đồng, nuôi cá đăng quầng giúp cho bà con có thêm thu nhập trong những tháng nông nhàn chờ vụ mùa sản xuất.
-
Nghề “Bà – Cậu” là nghề của những người lênh đênh trên sông nước ở miền Tây, cuộc sống mưu sinh hoàn toàn dựa vào con nước. Những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong mùa nước nổi dù không còn nhiều, nhưng vẫn là mùa đánh bắt, mang lại nguồn thu nhập cho những người theo nghề “Bà – Cậu”.
-
Ghé thăm làng nghề lọp lươn Cần Đăng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vào những ngày đầu tháng 12, dù đã gần hết mùa nước nổi nhưng làng nghề vẫn hoạt động nhộn nhịp để cung cấp lọp lươn cho các thương lái khắp ĐBSCL.