Thưa ông, tốc độ tăng trưởng của ngành điện năm 2010 so với 2009 là bao nhiêu %?
- Trong 4 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng dao động 14-18%, riêng năm 2010 là 14,73%. Trong năm 2010, chúng tôi chỉ đáp ứng được 14,25% còn lại là thiếu, chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên.
|
Ông Nguyễn Phúc Vinh: Cái gốc của thiếu điện là thiếu vốn đầu tư. |
Và điện sẽ lại thiếu trầm trọng trong năm 2011, thưa ông?
- Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ tính riêng Tổng Công ty chúng tôi phải cần đến 30 tỷ kWh. Nếu cân đối các nguồn ở các nhà máy điện miền Bắc và kể cả mua điện của Trung Quốc cũng chỉ đáp ứng được chừng 70%, còn phải chuyển tải từ miền Nam ra nhưng vẫn không đủ. Theo tính toán, năm 2011 sẽ thiếu khoảng 3 tỷ kWh, trong đó 6 tháng đầu năm sẽ thiếu trầm trọng.
Điệp khúc thiếu điện năm nào cũng gióng giả nhưng vẫn không thay đổi được gì, phải chăng quy hoạch ngành điện có vấn đề?
- Không phải quy hoạch có vấn đề mà là thực hiện quy hoạch có vấn đề. Gốc của vấn đề thiếu điện do thiếu vốn đầu tư, ngoài ra còn do khâu giải phóng mặt bằng chậm, trong khi đó nhu cầu sử dụng điện tăng cao mà sử dụng lại không tiết kiệm, hiệu quả.
Thời tiết khô hạn kéo dài trong khi tỉ trọng nguồn thuỷ điện 35%. Nhưng điều cơ bản nhất là giá điện quá thấp không kích thích, không hấp dẫn, không tạo điều kiện đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển. Điều đó lý giải tại sao gần 20 năm nay không có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào nhà máy điện.
Nếu tình hình thiếu điện xảy ra như dự báo thì những đối tượng nào sẽ bị cắt điện, thưa ông?
Vậy còn giá bán điện theo bậc thang do chính ngành điện đề xuất và thực hiện thì sao?- Cái đó là chính sách cho người nghèo nhưng giờ thấy bất hợp lý cần phải xoá bỏ, nếu cứ thực hiện như vậy chỉ làm lợi cho người giàu thôi vì 50% số đầu người nghèo và người giàu đều được hưởng như nhau. Điện sẽ phải quy về một giá, còn những hộ nghèo sẽ được hưởng trợ cấp riêng.
- Phải nói rằng mấy năm nay chúng ta thiếu điện triền miên, chúng tôi đã làm hết sức rồi, tận dụng mọi nguồn năng lượng có thể rồi.
Những ngày nắng nóng ở miền Bắc lượng điện tiêu thụ tăng đến 30%, cắt điện sản xuất công nghiệp thì vô cùng hãn hữu, do vậy phải cắt điện sinh hoạt luân phiên, vùng nông thôn cắt trước rồi thị trấn, thị xã, nếu vẫn không đủ thì thành phố cũng bị cắt luân phiên.
Thiếu điện là vấn đề quá cũ, ngành điện hẳn đã nhìn ra nhưng sao vẫn không giải quyết được, thưa ông?
- Chúng tôi đang rất vướng mắc. Không có doanh nghiệp nào ở Việt Nam, thậm chí là trên thế giới lại có "mô hình" sản xuất, kinh doanh như ngành điện cả.
Thị trường không ra thị trường, bao cấp không ra bao cấp. Ngành điện được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tự bảo toàn vốn chứ không được bao cấp. Toàn bộ quá trình sản xuất, vật tư, thiết bị… đầu vào phải mua theo giá thị trường nhưng giá bán điện lại do Chính phủ quy định.
Việc thất thoát điện năng cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngành điện kêu thiếu điện, thưa ông?
- Công nghệ của chúng tôi ngày càng hiện đại, việc vận hành, quản lý ngày càng tốt hơn. Ở Tổng Công ty chúng tôi nếu năm 1997 thất thoát điện năng là 14 % thì bây giờ chỉ còn hơn 8% thôi. Điều này khó có thể thấp hơn được nữa vì đó là thất thoát kỹ thuật rồi.
Xin cảm ơn ông!
Hùng Sơn (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.