Năm 2021, mức lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

An Vũ Thứ hai, ngày 15/02/2021 13:00 PM (GMT+7)
Không ít người thắc mắc, thu nhập bao nhiêu mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi đã nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng?
Bình luận 0

Căn cứ pháp lý mức lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân 

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân cho từng trường hợp sẽ được căn cứ vào 3 văn bản pháp luật sau:

Luật số: 04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21/11/2007.

Luật số: 26/2012/QH13 – Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.

Luật số: 71/2014/QH13 – Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 2/6/2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Năm 2021, mức lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân? - Ảnh 1.

Theo quy định mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân mức giảm trừ gia cảnh cho cả người nộp thuế và người phụ thuộc đã tăng lên.

Mức lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2021?

Theo quy định mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân mức giảm trừ gia cảnh cho cả người nộp thuế và người phụ thuộc đã tăng lên. Cụ thể, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 2/6/2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bản thân người nộp thuế: Tăng từ mức 09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) lên mức 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế tăng 03 triệu đồng/tháng.

Người phụ thuộc: Tăng từ mức 3,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc lên 4,4 triệu đồng/tháng, tăng 800.000 đồng.

Như vậy, khi người lao động không được giảm trừ gia cảnh thì mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân ở thời điểm hiện là 11 triệu đồng/ tháng. Với mỗi người phụ thuộc người lao động được giảm 4,4 triệu đồng/tháng.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

– Nếu người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam, thuế TNCN được tính theo công thức:

Thuế TNCN

=

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

x

20%

– Nếu người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam:

Trường hợp 1: Nếu hợp đồng lao động < 3 tháng, mức lương chi trả ≥ 2 triệu đồng/tháng, thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần.

Thuế TNCN

=

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

x

10%

Trường hợp 2:  Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần.

Đơn vị tính VN đồng.

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Số thuế TNCN phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 triệu đến 10 triệu 

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 triệu

10% TNTT – 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu đến 18 triệu

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 triệu

15% TNTT – 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu đến 32 triệu

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 triệu

20% TNTT – 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 triệu

25% TNTT – 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu đến 80 triệu

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 triệu

30 % TNTT – 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu  + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT – 9,85 triệu

Các khoản thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ

Khi tính mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó, thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:

Phụ cấp điện thoại: Phải được quy định theo quy chế công ty;

Phụ cấp xăng xe, đi lại: Phải được quy định theo quy chế công ty;

Phụ cấp trang phục

Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

Tiền công tác phí...

Các khoản giảm trừ bao gồm:

Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện

Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Như vậy, nếu mức lương người lao động nhận được có tổng thu nhập chịu thuế lớn hơn tổng các khoản giảm trừ thì người lao động mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Ngày 31/08/2020, ông A được thanh toán tiền lương tháng 8 như sau:

Lương theo ngày công: 15.000.000 đồng; Thưởng doanh thu tháng 3: 6.000.000 đồng; Làm thêm giờ ngày thường: 1.500.000 đồng; Phụ cấp ăn trưa: 750.000 đồng; Phụ cấp điện thoại: 500.000 đồng (quy chế công ty quy định mức 500.000 đồng); BHXH đã đóng: 945.000 đồng;

Biết rằng: Ông A có đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc là: con trai và mẹ đẻ.

Do vậy:

TNCT = 15.000.000 + 6.000.000 + 1.000.000+ 20.000 = 22.020.000 đồng

TNTT = 22.020.000 – 945.000 – 11.000.000 – 8.800.000 =1.275.000 đồng

Thuế TNCN phải nộp = 1.275.000 * 5% = 63.750 đồng

Tháng 8 ông A phải nộp 63.750 đồng thuế TNCN.

Đặc biệt, Theo Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 13/6/2019, từ 01/7/2020 cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem